Vì sao doanh nghiệp cần PR trong hoạt động kinh doanh?

Vì sao doanh nghiệp cần Pr hoạt động kinh doanh

Mọi người đã quen thuộc với khái niệm về Quan hệ công chúng. Nhưng không phải ai cũng nhận ra được vì sao doanh nghiệp cần PR. So với quảng cáo, public relations cải thiện được nhiều điểm còn hạn chế. Giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngày càng nhiều thương hiệu lớn áp dụng hình thức PR để đến gần hơn với khách hàng. Bài viết này tại Thiên Tú sẽ giúp bạn hiểu được vì sao doanh nghiệp cần PR!

1. Thực trạng thị trường

Có một thực tế rằng chưa có doanh nghiệp nào nhận định đủ và đúng, được tầm quan trọng của public relations. Nên vẫn có xu hướng trọng dụng quảng cáo hơn. Trong các hình thức của marketing, thay vì chọn PR thì người ta vẫn sẵn sàng chi khoản lớn cho quảng cáo. Tuy nhiên, nếu hiểu được ngọn ngành tính chất và lợi ích đem lại cho việc kinh doanh. Sẽ giải đáp được thắc mắc vì sao doanh nghiệp cần PR.

Quan hệ công chúng thực sự có lợi, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh PR còn có một số hình thức tiếp thị, truyền thông nâng cao thương hiệu khác. Điển hình như: telemarketing, email marketing, viết nội dung, nghiên cứu thị trường, chat,... Là những dịch vụ giá trị cao được cung cấp tại Thiên Tú , đảm bảo độ hài lòng khách hàng với chất lượng hàng đầu.

2. Phân tích các yếu tố vì sao doanh nghiệp cần PR

Phân tích vì sao doanh nghiệp cần PR

Ngày nay public relations có nhiều công cụ hữu ích giúp cho công ty đến gần hơn với thị trường nói chung, cũng như đối tượng mục tiêu nói riêng. Sau đây chúng ta sẽ đến với một số yếu tố để hiểu tại sao các doanh nghiệp cần làm PR.

2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của PR

Tầm quan trọng của PR

Nói một cách đơn giản, Quan hệ công chúng mang mục đích đến gần hơn với khách hàng, tạo sự thân thiện gần gũi. Tạo dựng độ nhận diện thương hiệu từ sự đón nhận một cách thoải mái của thị trường là tính chất của PR. Điều đó cần thực hiện và tiếp cận dần trong một khoảng thời gian. Cách khác, bản thân public relations tự tạo ra tầm ảnh hưởng. Và thu hút khách hàng tự nguyện đến với công ty. Đó là yếu tố cần nhận ra vì sao doanh nghiệp cần PR.

Không giống như PR, quảng cáo đâu đó có sự khá áp đặt lên đối tượng mục tiêu. Nguyên nhân có thể là vì áp ực từ doanh số và giới hạn về thời gian. Mục đích của quảng là bằng mọi cách mời gọi mọi người mua sản phẩm. Cũng có tạo độ nhận biết thương hiệu. Nhưng cũng để phục vụ việc bán hàng đi nhanh và nhiều. Vì thế sức mạnh của quảng cáo đến từ sự không ngừng thuyết phục công chúng, chứ không tự hình thành như PR.

2.2. Quan hệ công chúng đã mang niền tin đến cho khách hàng như thế nào?

Không phải tự nhiên mà các hình thức PR được lòng khách hàng và đối tác trên thị trường. Cùng phân tích một số yếu tố giúp Quan hệ công chúng đem sự uy tín đến trong đấu trường kinh doanh và khách hàng tiềm năng. Điển hình nhất là trong cách thức truyền tải thông điệp.

2.2.1. Truyền tải thông điệp nhiều hơn là trên hình ảnh

Độ lan tỏa của PR nhiều hơn trên hình ảnh

Nếu như quảng cáo liên tục tung hình ảnh để tiếp cận thị trường, thì public relations chọn ngôn từ là hình thức truyền tải thông điệp. Khách hàng có lẽ đã chán với việc chỉ xem qua hình ảnh từ quảng cáo. Họ cho rằng vì là hình ảnh nên muốn phóng đại thế nào cũng được. Chất lượng và độ tin cậy từ quảng cáo hiệu quả không cao.

Ngược lại, Quan hệ công chúng không trực tiếp truyền tải hình ảnh của mình. Mà doanh nghiệp dựa vào sức lan tỏa của ngôn từ, tạo dựng lòng tin từ trong chính khách hàng. Thay vì đứng ra tuyên truyền, PR sẽ nhắm vào tâm lý khách hàng và triển khai chiến lược. Hiệu quả sau đó sẽ nhờ vào độ truyền tai nhau từ đối tượng mục tiêu. Khi nhận được đề xuất tốt từ công chúng tự chia sẻ với nhau, uy tín và độ ảnh hưởng của thương hiệu sẽ tự tăng trưởng.

2.2.2. Cải thiện cách truyền tải từ quảng cáo để tăng tính thuyết phục

PR thuyết phục hơn quảng cáo

Lí do tiếp theo vì sao doanh nghiệp cần PR, là vì chú trọng tạo thiện cảm với thị trường hơn là chỉ giới hạn ở nhận biết sản phẩm. Trong khi quảng cáo tập trung truyền tải thông tin về mặt hàng. Quảng cáo sẽ đưa ra lí do mà công chúng nên chọn mua sản phẩm. Còn Quan hệ công chúng sẽ đánh vào tâm lý, tiếp cận khách hàng từng chút một.

Lan tỏa nhận biết của cả thương hiệu là mục đích cuối cùng của public relations. Nội dung thông tin về sản phẩm và công ty, được chuyên gia phân tích và đăng trên các bài báo PR. Vì thế có tính xác thực hơn, tạo dựng được lòng tin trong công chúng và đối tác.

2.3. Vì sao doanh nghiệp cần PR để có tầm ảnh hưởng lâu dài?

Doanh nghiệp cần PR để duy trì tầm ảnh hưởng
 

Đối với quảng cáo, nội dung truyền tải chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và dễ bị lãng quên sau đó. Nhưng đối với PR, một khi nội dung của bạn để lại ấn tượng, công chúng sẽ mãi về sau dù sự việc đó còn tồn tại hay không.

Nhiều bài viết PR đã tạo danh xưng gắn liền với các nhân vật trong thời gian dài. Nội dung PR được truyền tải lặp lại nhiều lần, qua nhiều công cụ và kênh thông tin khác nhau, nên tồn tại lâu hơn. Tầm ảnh hưởng của PR vì thế cũng lan tỏa rộng rãi hơn. Doanh nghiệp cần có hình thức PR để duy trì sức ảnh hưởng trên thị trường.

2.4. Cách quan hệ công chúng tác động đến xã hội

Quan hệ công chúng tác động đễn xã hội

Lí do quan trọng vì sao doanh nghiệp cần PR , là cách chiến dịch quan hệ công chúng tác động đến cộng đồng. Các hoạt động xã hội đem lại sự chia sẻ, giá trị ý nghĩa cho nhiều người. Là một phần trong kế hoạch public relations được thị trường đón nhận nhiệt tình. Khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động này. Chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt cho hình ảnh thương hiệu.

Không gì hiệu quả hơn tương tác trực tiếp với các đối tượng, để họ là một phần tham gia vào chiến dịch. Một số chiến dịch PR hiệu quả được cộng đồng đón nhận từ các thương hiệu lớn. Tiêu biểu như: “P/S bảo vệ nụ cười” từ Unilever, “Đèn đom đóm” từ Cô Gái Hà Lan, các chương trình giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn,... Mang tính chất sẻ chia, lan tỏa giá trị tốt đẹp trên khắp đất nước.

2.5. Tiết kiệm chi phí PR hơn so với quảng cáo

Tiết kiệm chi phí PR

Tin được không, chi phí bỏ ra cho chiến dịch PR chỉ bằng 1 phần 10 so với chi phí làm quảng cáo! Nguyên nhân là làm các hoạt động Quan hệ công chúng sẽ mất ít tiền hơn. Còn làm quảng cáo bạn phải trả cho các kênh thông tin khoản tiền khủng để có thể xuất hiện. Chưa kể đến chi phí thiết kế ra nội dung quảng cáo và sản xuất.

Hơn thế nữa, hiệu quả của triển khai public relations cao hơn hẳng quảng cáo. Như đã đề cập, trong quảng cáo bạn sẽ phải ra sức thuyết phục người khác chọn sản phẩm của mình. Đối với Quan hệ công chúng, thị trường sẽ tự lan tỏa về thương hiệu của bạn cho nhau biết. Nếu đạt chất lượng làm họ hài lòng. Điều này phù hợp với thị trường Việt Nam. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao doanh nghiệp cần PR rồi chứ?

3. Tổng kết tại sao doanh nghiệp cần làm PR

Qua bài viết này, Thiên Tú hi vọng đem đến cho bạn lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc vì sao doanh nghiệp cần PR. Bạn đã có thể nhìn vào các lợi ích đem lại mà xây dựng chiến lược Quan hệ công chúng phù hợp công ty mình. Thiết lập, triển khai và quản lý chiến lược PR chặt chẽ, hiệu quả. Lợi ích đem về cho doanh nghiệp là không ít. Vừa được lòng thị trường, khách hàng và đối tác, hình ảnh thương hiệu duy trì bền vững. Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn giúp ích cho cộng đồng.

Có thể bạn muốn tham khảo thêm về Branding - Thương hiệu: Thương hiệu là gì? Xây dựng Branding nhờ vào marketing như thế nào?

 

Post View: 12917
Related Posts
More Form ThienTu