Làm thế nào để tối ưu hóa website cho công cụ voice search?
Với tốc độ phát triển của công nghệ ngày nay, áp dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói cho website ngày càng phổ biến. Bạn có biết vì sao doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân nên sử dụng công cụ này? Làm thế nào để tối ưu trang web cho voice search của Google? Cùng Thiên Tú tham khảo các phương pháp tối ưu đơn giản nhất tại bài viết này. Website của doanh nghiệp bạn sẽ ngày càng được nâng cấp.
1. Tính năng voice search của Google là gì?
Voice Search là một công cụ được cung cấp bởi Google cho phép người dùng sử dụng khẩu lệnh, giọng nói để tra cứu thông tin thay vì phải gõ chữ như trước đây. Công cụ tìm kiếm bằng giọng nói này được phát triển trên tất cả thiết bị từ điện thoại đến máy tính và được phát triển bởi Google.
Trước khi có khẩu lệnh chính thức cho thông tin cần tìm kiếm, có lời khuyên đưa ra là chúng ta nên có câu đánh thức tính năng. Bạn có thể nói vài câu như "OK, Google" để khởi động công cụ. Sau khi nhận thấy dấu hiệu sẵn sàng từ tính năng, bạn đã bắt đầu khẩu lệnh chính thức được rồi.
SEO voice search là gì?
SEO voice search là một quá trình tối ưu nội dung website, code để cho phép tính năng tìm kiếm bằng giọng nói Voice Search có thể nhận diện từ khóa trên website và cho ra kết quả cuối cùng chính xác nhất. Ở một phương diện khác SEO voice search là một phương pháp mà SEOer áp dụng để thu hút lượt truy cập website từ người dùng sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói.
2. Lợi ích của việc sử dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói
Một số tính năng từ voice search đem đến cho người dùng ngay trong cuộc sống hàng ngày như. Ngoài ra còn tùy vào mục đích riêng khác của mỗi người:
- Giúp người dùng tìm đường đi trong lúc điều khiển phương tiện giao thông
- Tìm kiếm bằng giọng nói giúp đọc tin nhắn văn bản
- Các câu lệnh giúp bạn kiểm tra thời gian, thực hiện cuộc gọi
Bạn thắc mắc vì sao Tìm kiếm bằng giọng nói lại ngày càng thịnh hành? Đây là hai nguyên nhân tiêu biểu:
- Độ tiện dụng: Nếu như nhập văn bản chỉ được 40 từ một phút, thì khẩu lệnh sẽ cho bạn đến 150 từ một phút. Tìm kiếm được nhanh và nhiều thông tin hơn thì tại sao không sử dụng khẩu lệnh đúng không?
- Lí do kế tiếp là theo sự phát triển công nghệ, người dùng mua thiết bị hiện đại về. Tất nhiên họ sẽ mong chờ những công nghệ tối tân đi kèm.
3. Hướng dẫn tối ưu hóa website cho voice search
Tại Thiên Tú, những bài viết content marketing cũng như SEO của chúng tôi giúp bạn định hướng được các xu hướng từ khóa, tạo sự tối ưu cho website. Khi website đã đạt đến chuẩn tối ưu, thì việc kết hợp với công nghệ nào không còn là vấn đề khó khăn. Chúng tôi đặt chất lượng dịch vụ và độ hài lòng của khách hàng lên ưu tiên.
Sau đây là phương pháp tối ưu website cho voice search mà bạn nên cân nhắc áp dụng cho doanh nghiệp.
3.1. Xác định mục đích dùng tìm kiếm bằng giọng nói của khách hàng
Đầu tiên bạn cần xác định mục đích sử dụng của người dùng. Tức là lên kế hoạch cho các câu hỏi, câu khẩu lệnh tìm kiếm mà người dùng có thể dùng đến. Đặt mình vào vịt rí người dùng xem bạn có xu hướng đặt câu hỏi thế nào cho tính năng voice search. Tất nhiên là không quên chuẩn bị cả nguồn dữ liệu cho câu trả lời tìm kiếm.
Câu hỏi cũng như trả lời có độ phân tích càng chi tiết, kết quả mà Tìm kiếm bằng giọng nói đem lại càng chính xác và hiển thị nhanh chóng. Hình ảnh minh họa cũng là điều cần thêm vào khi tối ưu website cho Tìm kiếm bằng giọng nói. Nhất là đối với các ngành kinh doanh dịch vụ sản phẩm. Càng tối ưu ưu nội dung phong phú bao nhiêu, website càng có lợi bấy nhiêu. Nội dung cần gần với thực tế và tâm lý, thói quen của người dùng.
3.2. Có nên tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm?
Có nhiều thắc mắc đặt ra rằng, có nên tối ưu hóa thêm nhiều công cụ tìm kiếm khác ngoài Google? Gioosng như Apple đã tối ưu Bing cho Siri và rất thành công.
Tuy nhiên trên thực tế, xét về khía cạnh SEO, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không ảnh hưởng đến chất lượng website của bạn. Có nghĩa là dù bạn có ưu thêm công cụ tìm kiếm nào ngoài Google. Độ tối ưu trên trang web của bạn cũng không được nâng cấp thêm. Vì vậy trừ khi có mục đích khác, nếu không thì bạn không cần thêm công cụ tìm kiếm nào nữa. Website cần giải pháp tối ưu khác để áp dụng voice search.
3.3. Áp dụng Schema Metadata để tối ưu trang web cho voice search như thế nào?
Schema Metadata là nguồn dữ liệu bổ sung rất lớn xung quanh dữ liệu chính. Mà quản trị viên website có thể sử dụng để thêm các dữ liệu hữu ích cho trang của doanh nghiệp.
Trước giờ Schema ít được dùng đến nhưng nếu biết tận dụng, đây sẽ là trợ thủ đắc lực. Giúp Google nhận biết nhanh và hiểu rõ hơn về dữ liệu chính mà bạn cung cấp, làm tăng khả năng hiển thị. Phương pháp SEO này rất bổ ích cho quá trình tối ưu website cho voice search.
3.4. Đặt trọng tâm vào từ khóa dài
Tìm kiếm bằng giọng nói cần một trang web tối ưu với phương pháp đơn giản là triển khai từ khóa dài. Lợi ích mà từ khóa đuôi dài đem lại có thể kể đến như:
- Tính cạnh tranh ít hơn từ khóa đuôi ngắn.
- Tiếp cận chính xác nhu cầu của người dùng cho 1 vấn đề hay sản phẩm.
- Thông tin chi tiết nên kết quả hiển thị xác thực hơn.
- Cơ hội xếp hạng trên kết quả tìm kiếm cao hơn nhờ độ chi tiết.
- Giá đấu thầu rẻ hơn, tỉ lệ truy cập cao hơn từ khóa ngắn.
- Tạo sự gần gũi với người dùng, giúp trang web tối ưu nhanh chóng hơn cho voice search.
3.5. Đừng quên cập nhật Google My Business Listing
Một yếu tố không kém phần quan trọng khi tối ưu website là thường xuyên cập nhật Google My Business Listing. Thông tin càng đầy đủ và mang tính tức thời, cơ hội hiển thị càng cao. Đặc biệt khi người dùng sử dụng tính năng tìm kiếm tỏng phạm vi gần họ.
Thêm hình ảnh minh họa cho thông tin trong Google My Business Listing cũng là điều nên làm để tăng tính năng tìm kiếm cho người dùng. Đôi khi sự tối ưu này cho voice search vô tình sẽ thêm điểm cộng cho bạn. Trong khi người dùng do dự giữa bạn và bên website khác không có hình ảnh thuyết phục họ.
4. Lời kết
Qua bài viết này, Thiên Tú hi vọng đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích và phương pháp tối ưu website cho voice search. Cập nhật tính năng tìm kiếm bằng giọng nói này cũng rất hữu ích cho trang web doanh nghiệp. Giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng. Lựa chọn phương pháp tối ưu phù hợp với trang web của bạn để thu hút được nhiều khách ahfng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Có thể bạn muốn tham khảo thêm về Featured Snippets: Featured Snippets là gì? Các dạng khác nhau của Featured Snippets
Google Analytics cung cấp rất nhiều chức năng để quản trị website. Thế nhưng bạn đã biết Google Analytics là gì hay chưa? Cùng tìm hiểu nhé!