Nước nhiễm phèn là gì? Cách xử lý nước nhiễm phèn tốt nhất
Bỗng nhiên bạn nhận thấy nguồn nước sinh hoạt của gia đình có một số dấu hiệu bất ổn như có vị chua, mùi hôi,... rất có thể nước đã bị nhiễm phèn. Hãy thật bình tĩnh và cùng Thiên Tú tìm hiểu về hiện tượng này. Đặc biệt, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cách xử lý nước nhiễm phèn.
1. Nước nhiễm phèn là gì?
Nước nhiễm phèn là nước cứng có màu vàng đục, có vị hơi chua chua, có mùi tanh hôi khó ngửi. Ngoài ra, khi lắng đọng loại nước này ở trong xô nước trong một khoảng thời gian ngắn; sẽ tạo ra một lớp hóa chất không tan trong nước và nổi lên mặt nước.
Bên cạnh đó nếu đem loại nước này đi kiểm định thì tất cả các thông số như độ PH, TDS, độ cứng của nước đều có thể sẽ vượt qua mức chuẩn cho phép của nước sinh hoạt. Nồng độ sắt trong nước nhiễm phèn cũng vượt quá mức độ bình thường.
1.1. Nguyên nhân nước bị nhiễm phèn
Ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng dẫn tới nhiều nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm phèn. Một vài nguyên nhân cơ bản có thể kể tới như sau:
- Thổ nhưỡng: Với đặc tính thổ nhưỡng ở Việt Nam, hầu hết nước giếng khoan đều bị nhiễm phèn.
- Ô nhiễm môi hoá chất: Nước ta có nền công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, dẫn tới vấn đề không khí, đất và nước đều bị ô nhiễm bởi chất hoá học ngày một cao. Đặc biệt hàm lượng các chất như amoni, asen, nitrit, chì…. trong nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Phèn được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2 và Cation của 2 kim loại có hóa trị khác nhau (Fe,Al,NH4…). Do đó hàm lượng SO4-2 trong nước cao sẽ khiến nước bị nhiễm phèn nặng.
2. Tác hại của nước nhiễm phèn
Như Thiên Tú đã đề cập ở phần trên, nước nhiễm phèn có nồng độ các kim loại nặng rất cao. Bởi vậy, người dân cần phải tìm hiểu về tác hại cũng như có những biện pháp khắc phục khi sử dụng nước giếng khoan trong một thời gian dài.
2.1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người
Dễ nhận biết nhất có lẽ là những căn bệnh ngoài da như viêm da, bong tróc,... sau một thời gian sử dụng nước nhiễm phèn. Tuy nhiên, bệnh lý liên quan đến sức khoẻ còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác nữa:
- Viêm gan A: Gây buồn nôn, vàng da, sốt, tiêu chảy ở thể nhẹ. Lâu dài có thể dẫn tới bệnh suy gan cấp tính.
- Thương hàn: Gây sốt, đau bụng, phát ban, đau đầu.
- Kiết lỵ: Gây ra hiện tượng tiêu chảy nghiêm trọng, sốt và đau bụng.
- Dịch tả: Gây tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng, sốt, đau bụng và nôn mửa.
2.2. Tác động trực tiếp đến sinh hoạt đời sống
Không chỉ là nguyên nhân tiềm ẩn gây hại đến sức khoẻ con người, nước nhiễm phèn còn ảnh hưởng tới cả quá trình sinh hoạt và sản xuất:
- Làm cho quần áo, vải vóc bị ố vàng và nhanh hư hỏng.
- Làm biến chất thực phẩm và mùi vị của chúng sau chế biến.
- Nước nhiễm phèn khiến cho các vật đựng, chứa nước nhanh chóng bị ăn mòn, hư hỏng; và đặc biệt hoen gỉ đối với chất liệu kim loại.
- Dùng trong tưới tiêu cây trồng sản xuất nông nghiệp sẽ làm cây trồng chậm lớn, vàng úa ở lá,...
- Trong chăn nuôi thủy hải sản, nước nhiễm phèn cũng làm các loại thủy sản như tôm cá giảm khả năng sinh trưởng phát triển; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và quá trình hô hấp của chúng.
3. Cách xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả nhất
Trải qua quá trình sử dụng và nhận thấy các tác hại nghiêm trọng của nước nhiễm phèn. Người dân chúng ta đã có những biện pháp vô cùng hữu hiệu để xử lý vấn đề này. Hãy tiếp tục dõi theo những nội dung sau đây để tìm phương pháp xử lý nước nhiễm phèn phù hợp nhé.
3.1. Phương pháp truyền thống
Đây là các phương pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có trong đời sống của chúng ta. Tuy tiết kiệm chi phí nhưng hiệu chỉ đạt được trong thời gian ngắn.
3.1.1. Sử dụng tro bếp
Tro bếp là loại nguyên liệu mà hầu như vùng nông thôn nào cũng có rất nhiều, dễ kiếm, rẻ tiền.
- Bước 1: Cho 5-10 gram tro bếp vào chậu nước bị nhiễm phèn.
- Bước 2: Để lắng từ 5-10 phút đợi quá trình khử phèn diễn ra. Tro bếp sẽ từ từ loại bỏ các hợp chất sắt không tan trong nước.
- Bước 3: Tro bếp cùng các hợp chất không tan sẽ lắng xuống đáy chậu. Bạn chỉ cần lọc lượng nước sạch và sử dụng.
3.1.2. Khử nước nhiễm phèn bằng Vôi
Tương tự như tro bếp, vôi cũng là loại nguyên liệu khử phèn phổ biến và đơn giản. Cách làm cũng không khác với việc khử nước nhiễm phèn bằng tro bếp. Cho vôi vào chậu nước phèn, đợi 10-15 phút để vôi lắng đọng các hợp chất không tan xuống đáy. Lọc lấy lượng nước trong phía trên để sử dụng.
3.3. Cách xử lý nước bằng phèn chua
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Chúng cần 1g phèn chua - Kali alum để khử khoảng 20l nước nhiễm phèn.
- Bước 2: Trước tiên, để hoà tan 1g phèn chua, cần xối nước từ từ vào lượng phèn chua đó. Sau đó đổ lượng nước đã hoà tan phèn chua vào lượng nước còn lại để khử phèn.
- Bước 3: Để lắng trong 30 phút để phèn chua lắng đọng các hợp chất không tan.
- Bước 4: Lọc lượng nước sạch phía trên để sử dụng.
3.2. Phương pháp hiện đại
Với mức chi phí cao nhưng người dân được đảm bảo an toàn về nguồn nước sau xử lý. Kết quả mang lại lâu dài và ổn định.
3.4. Xây bể lọc nước
Xây bể lọc nước đối với những hộ gia đình thì tiêu tốn khá nhiều chi phí, diện tích và công sức. Tuy nhiên, về lâu về dài, bể lọc nước cho lượng nước sạch liên tục với khối lượng lớn; mà không mất công lọc, gạn nước nhiễm phèn hàng ngày.
Do nhu cầu sử dụng nước khác nhau, các hộ kinh doanh hay gia đình nên có những kế hoạch cụ thể về thiết kế bể lọc nước; vị trí xây dựng, dung tích chứa nước,... hợp lý mà không gây tốn kém quá nhiều chi phí.
3.5. Sử dụng máy lọc nước
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị công nghệ lọc nước hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng. Các bạn có thể tham khảo một số dòng máy như sau:
- Thiết bị lọc nước công nghệ Nano: Với ưu điểm gọn gàng, tiện lợi; máy lọc nước Nano cho ra nguồn nước sạch có thể uống trực tiếp mà không cần đun nấu.
- Máy lọc sử dụng công nghệ RO loại bỏ đến 99,9% vi sinh vật và tạp chất có hại có trong nước, đặc biệt có thể xử lý nước nhiễm phèn. Tương tự như máy lọc nước Nano, nguồn nước đi qua máy lọc nước RO có thể uống trực tiếp. Cấu tạo nhỏ gọn, tiện lợi, không mất nhiều diện tích lắp đặt.
- Hệ thống lọc nước khử trùng bằng tia UV: dành riêng cho các hộ kinh doanh, trường học, bệnh viện,...; để xử lý các vấn đề về nước, cho ra nguồn nước sạch an toàn.
Có thể bạn muốn biết:
4. Kết lại
Sau khi cùng Thiên Tú tìm hiểu về nước nhiễm phèn, các bạn có thể thấy đây là vấn đề gây nhức nhối trong đời sống xã hội hiện nay. Không chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất mà còn gây ra các căn bệnh nguy hiểm. Cùng chung tay bảo vệ nguồn nước sạch và tìm phương án tốt nhất để xử lý ô nhiễm nguồn nước. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!
Bạn có thường sử dụng máy lọc nước RO? Cách thay các loại lõi lọc của máy lọc nước RO có dễ dàng hay không? Cùng tìm hiểu nhé!