Bụi mịn PM2.5 là gì? Cách phòng tránh bụi mịn PM2.5 hiệu quả?

Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, ô nhiễm không khí đã gây hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Đặc biệt là loại bụi mịn PM2.5. Vậy bạn đã biết gì về loại bụi mịn này chưa? Bài viết sau đây, Thiên Tú sẽ cùng bạn tìm hiểu về Bụi mịn PM2.5 là gì? và cách phòng tránh bụi mịn PM2.5 tới đời sống và sức khoẻ .

1. Bụi mịn PM2.5 là gì?

Bụi là những hạt dạng rắn hoặc lỏng có kích thước siêu nhỏ, thường bay lơ lửng trong không khí. Để xác định kích thước của hạt bụi người ta thường sử dụng ký hiệu PM (Particulate Matter). Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2,5 micromet trở xuống. Được sinh ra từ hoạt động xả thải của con người và núi lửa...

Bụi mịn PM2.5 là gì

1.1. Phân loại bụi mịn

  • PM10: Loại bụi mịn có đường kính từ 2.5 đến 10 micromet.
  • Bụi mịn PM2.5: Có đường kính nhỏ hơn 2.5 micromet.
  • PM1.0: có kích thước 1 micromet.
  • Bụi nano PM0.1: có kích thước dưới 0.1 micromet.

2. Bụi mịn ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, các loại bụi mịn như PM2.5 chủ yếu sản sinh ra từ khí thải giao thông; nhà máy công nghiệp, công trường xây dựng, khói do đốt rác, cháy rừng,… Tất cả đều xuất phát từ môi trường xung quanh chúng ta. Vậy bụi mịn PM2.5 nguy hiểm thế nào tới đời sống và sức khoẻ con người chúng ta?

2.1. Nguyên nhân gây ra bụi mịn PM2.5 là gì?

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến phát sinh các loại bụi mịn, đặc biệt là PM2.5. Có 2 nguyên nhân chủ yếu, đó là từ tự nhiên; và do hoạt động sản xuất của con người tạo ra. Cùng theo dõi chi tiết nội dung sau đây nhé.

2.1.1 Nguyên nhân tự nhiên

Đây là các nguyên nhân do một vài yếu tố tác động từ môi trường thiên nhiên như:

  • Các loại bụi từ thiên nhiên: sa mạc, đất cát, phun trào núi lửa cũng góp phần tạo ra bụi mịn PM2.5 trong môi trường.
  • Cháy rừng: Trái đất của chúng ta đang phải đối mặt với sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu. Hậu quả dẫn đến các vụ cháy rừng tự nhiên; phát tán ra môi trường xung quanh một lượng lớn bụi; bao gồm cả bụi mịn và bụi siêu mịn.
  • Thời điểm giao mùa: Thường vào các thời điểm tháng 10 - 11 hàng năm; nhiều thành phố trên thế giới xuất hiện hiện tượng sướng mù. Những lớp sương mù dày đặc này vô tình khiến cho khối lượng các loại bụi; bụi mịn và siêu mịn bị tồn đọng không thoát ra được. Khiến môi trường không khí bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.

Sương mù gây tích tụ bụi mịn PM2.5

2.1.2. Nguyên nhân nhân tạo

Trong quá trình hoạt động và sản xuất của con người; một lượng bụi được sản sinh và phát tán trực tiếp vào môi trường. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nồng độ bụi mịn cao mà toàn thế giới đang phải đối mặt.

  • Sinh hoạt: khói thải nấu nướng hàng ngày do con người sử dụng; như bếp than, bếp củi, dầu, các loại chất đốt,...
  • Giao thông vận tải: khói thải từ các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,... đang là nguyên nhân nhức nhối gây ô nhiễm môi trường.

Bụi mịn PM2.5 sản sinh từ khói bụi công nghiệp

  • Xây dựng và sản xuất công nghiệp: Công nghiệp là ngành phát triển hàng đầu ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên hệ luỵ của ngành sản xuất công nghiệp lại vô cùng lớn khi lượng khí thải sinh ra hàng ngày; hàng giờ đang ảnh hưởng đến con người và đời sống trên toàn trái đất. Bên cạnh đó, các toà cao ốc, cầu đường được xây dựng với tốc độ chóng mặt cũng là nguyên nhân chính dẫn tới nồng độ bụi mịn ngày một tăng.
  • Rác thải: một phần tất yếu của cuộc sống khi chúng ta sinh hoạt, sản xuất,... đều thải ra môi trường một lượng rác khổng lồ; dẫn tới gia tăng lượng bụi mịn trong không khí.

2.2. Ảnh hưởng tiêu cực từ bụi mịn

Với kích thước nhỏ li ti mà mắt thường khó nhận biết. Nhưng tác hại của bụi mịn lại vô cùng nghiêm trọng. Chúng được gọi là sát thủ thầm lặng đối với sức khoẻ của chúng ta.

2.2.1. Vì sao bụi mịn có hại cho sức khoẻ?

Có thể khẳng định rằng môi trường sống của chúng ta luôn luôn có sự xuất hiện của bụi mịn. Tuy nhiên nồng độ và các loại bụi mịn sẽ khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Điển hình ở các khu vực thành thị với lưu lượng phương tiện đông đúc; hoặc các khu chế xuất công nghiệp lượng bụi mịn sẽ cực kỳ cao. Ngược lại những vùng nông thôn, rừng núi không khí sẽ rất trong lành và ít bụi mịn.

Cơ chế xâm nhập của bụi mịn vào cơ thể chúng ta thông qua hoạt động hô hấp. Sau đó, chúng theo đường dẫn khí, bám và tích tụ vào bề mặt phổi. Khi lượng bụi này tích tụ nhiều theo thời gian; có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến phổi của bạn và các bệnh lí nghiêm trọng khác.

2.2.2. Những bệnh lý gây bởi bụi mịn PM2.5 là gì?

  • Bụi mịn PM2.5 nếu kết hợp với khí CO hay SO2, NO2 nhiều thì sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến cho tế bào cơ thể bị thiếu oxi. Gây ra các kích ứng về mắt, mũi, họng, phổi... Các bệnh lý liên quan trực tiếp có thể kể tới như: bệnh viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi. Và đặc biệt làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim ở người bệnh.
  • Những căn bệnh ngoài da, viêm da dị ứng,... cũng một phần do bụi PM2.5 mang theo vi khuẩn bám vào bề mặt của cơ thể. Gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có thể viêm da cấp tính.
  • Bên cạnh đó, bụi mịn PM2.5 phá hủy và đẩy nhanh quá trình Apoptosis; một trong những cơ sở sinh bệnh học quan trọng nhất của bệnh tim mạch. Bởi vậy khi một lượng lớn bụi mịn PM2.5 xâm nhập vào cơ thể các bệnh nhân tim mạch sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng tử vong.
  • Thật khó tin khi bụi mịn có thể di chuyển vào não bộ khi chúng ta tiếp xúc một thời gian dài với chúng. Điều này dẫn tới các căn bệnh về thoái hoá não.
  • Và điều đặc biệt mà chúng ta cần phải biết đó là bụi mịn có chứa kim loại. Đây là nguyên nhân dẫn tới các căn bệnh về ung thư hoặc biến đổi gen ở người khi nồng độ bụi mịn trong cơ thể quá cao.

3. Các cách phòng tránh bụi mịn PM2.5

Như chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin ở phần trên thì bụi mịn PM2.5 thực sự rất nguy hiểm. Tuy nhiên trên thế giới vẫn chưa đưa ra được giải pháp tối ưu để hạn chế bụi mịn trong môi trường sống. Vậy nên chúng ta cần phải học cách sống chung cùng chúng sao cho an toàn và đảm bảo sức khoẻ.

3.1. Thiết lập môi trường sống lành mạnh

Nếu có thể, bạn hãy tìm nơi ở cách xa những khu chế xuất công nghiệp, khu sản xuất,...; tách xa khỏi nơi phố xá đông đúc xe cộ. Và một điều cần lưu ý, hãy trồng thật nhiều cây xanh xung quanh nơi bạn sống nhé.

Bên cạnh đó, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ là cách đảm bảo không gian sống giảm thiểu bụi đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện được.

3.2. Sử dụng khẩu trang

Hầu như mọi người khi ra đường đều trang bị cho mình những chiếc khẩu trang để tránh khói bụi từ các loại phương tiện và môi trường. Đây là việc làm vô cùng hữu ích và cần thiết đối với mỗi chúng ta.

Tuy nhiên những chiếc khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường lại không thể giúp lọc các loại bụi mịn như PM2.5. Cách tốt nhất là hãy sắm ngay những chiếc khẩu trang chuyên dụng như N95, N99; có thể lọc tới 95% bụi. Một cách khác cũng vô cùng hữu hiệu là bạn hãy đeo 2 lớp khẩu trang y tế, có thể giúp lọc tới 90% bụi.

Khẩu trang N95 phòng tránh bụi mịn PM2.5

3.3. Sử dụng máy lọc không khí

Máy lọc không khí là giải pháp làm sạch bụi mịn hoặc siêu mịn có trong không khí rất hiệu quả hiện nay. Hầu như các máy lọc không khí có khả năng lọc sạch vi khuẩn, nấm mốc, các tác nhân gây dị ứng,...; đặc biệt lọc được bụi siêu mịn PM2.5 và một số loại bụi khác.

3.4. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sống hàng ngày

  • Nâng cao hệ miễn dịch bằng các chế độ dinh dưỡng tốt trái cây giàu vitamin tốt cho sức khỏe.
  • Tập thể dục, nâng cao sức đề kháng.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý.

Tăng cường bổ sung Vitamin để tăng sức đề kháng

4. Kết lại

Thông qua bài viết này, Thiên Tú đã giúp bạn hiểu thêm Bụi mịn PM2.5 là gì? Và các cách phòng tránh bụi mịn PM2.5. Chúng xuất hiện xung quanh môi trường sống và có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta bất cứ lúc nào. Hãy lưu ngay cách tự bảo vệ sức khoẻ của chính mình và người thân khỏi những tác hại từ bụi mịn PM2.5. Chúc các bạn một ngày vui vẻ và dồi dào sức khỏe

Post View: 1980
Related Posts
More Form ThienTu