BPO & HR Services

Hướng dẫn cách bày và trang trí mâm cỗ trung thu đẹp mắt

Trung Thu là ngày Tết truyền thống với nhiều hoạt động vui chơi như rước đèn, ngắm trăng; và đặc biệt là cùng gia đình quây quần bên mâm cỗ cúng Trăng. Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ ngày nay đang bối rối không biết cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu sao cho ấn tượng và đẹp mắt. Cùng Thiên Tú tìm hiểu nhé!

Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu

1. Nguồn gốc Tết Trung Thu

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nguồn gốc của Tết Trung Thu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nhà khảo cổ cho biết hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân - Thu. Đúc kết từ những điều trên cho thấy, có lẽ Tết Trung Thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa; và đồng bằng châu thổ sông Hồng của nước ta. Đây là một ngày lễ hội mừng thu hoạch khi nông dân được nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Ngày nay, cứ vào 15/8 Âm lịch hàng năm lại diễn ra ngày hội Trung Thu - ngày hội Trăng Rằm. Người ta sẽ tổ chức bày cỗ, rước đèn chờ Trăng lên. Ngoài ra, còn tổ chức mua lân, mua sư tử mang đến niềm vui; tiếng cười cho người lớn và trẻ nhỏ.

1.1. Ý nghĩa của mâm cỗ trong ngày tết Trung Thu

Ở Việt Nam, mỗi một vùng miền đều có phong tục tập quán khác nhau. Và để chào đón ngày Trung Thu, ở miền Bắc, miền Trung; hay miền Nam mọi người sẽ có những mâm cỗ trông Trăng khác nhau. Nhưng tựu trung ý nghĩa của mâm cỗ Trung Thu là thể hiện sự thành kính và lòng hiếu thảo của con cháu với đấng bề trên, tổ tiên.

Ngoài ra, cách bày và trang trí mâm cỗ cũng Trăng cũng được mọi người vô cùng lưu ý. Những loại bánh trái, trái cây,... với đủ hình dạng, màu sắc thể hiện một năm ấm no, sung túc. Hãy cùng khám phá mâm cỗ Tết Trung Thu sẽ được chuẩn bị như thế nào nhé.

Cách bày và trang trí mâm cỗ cúng Rằm tháng 8

2. Hướng dẫn trang trí mâm cỗ nhân dịp Trung Thu

Không chỉ đối với trẻ nhỏ, người lớn chúng ta cũng rất mong chờ thời điểm Rằm tháng 8. Đường phố dường như tấp nập hơn, nhộn nhịp hơn với tiếng trống múa lân; lấp lánh sắc màu với những chiếc đèn lồng. Cảm giác háo hức được cùng người thân chuẩn bị những thức bánh thơm nức; những mâm trái cây tròn đầy,...

2.1. Mâm cỗ Rằm tháng 8 gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 khá được chú trọng, mọi người luôn cố gắng chuẩn bị cho tươm tất nhất; nhằm thể hiện thành ý của con cháu luôn nhớ đến ông bà tổ tiên của mình. Với truyền thống của người Việt chúng ta, trong mỗi mâm cúng thì không thể thiếu được bình bông, nhang, đèn cầy và lư hương,... Tuỳ vào điều kiện và tập tục mỗi nơi, mâm cỗ Trung Thu thường chia làm 2 loại mâm cúng trái cây và mâm cúng món mặn hoặc món chay.

2.1.1. Mâm cỗ với bánh và trái cây

  • Bánh Trung Thu: hai loại bánh phổ biến thường xuất hiện trong ngày này là bánh nướng và bánh dẻo. Không chỉ với đa dạng mẫu mã như hình trong, hình vuông, hình cá chép,... mà các loại bánh cũng có rất nhiều các loại nhân để người dùng lựa chọn. Như bánh nướng nhân tập cẩm, có thêm trứng muối với vị bùi bùi. Hay bánh dẻo nhân đậu xanh, hạt sen, trứng muối,... Các loại bánh này được người lớn thưởng thức cùng những tách trà nóng mang lại hương vị thật tuyệt.
  • Trái cây: Những loại trái cây xuất hiện trên mâm cỗ là những loại quả đặc trưng nhất của mùa thu. Theo truyền thống thì không thể thiếu được những trái bưởi căng tròn, những trái hồng mọng đỏ, chuối, lựu,...

Bánh Trung Thu

2.1.2. Mâm cỗ với chay hoặc mặn

  • Mâm cỗ mặn: tương tự như các mâm cỗ cúng trong các ngày Lễ truyền thống; sẽ gồm các món cơ bản như gà luộc, xôi, cháo, chè,... Tuỳ theo phong tục tập quán mỗi vùng miền sẽ có những mâm cỗ đầy đặn tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
  • Mâm cỗ chay: Ngày nay, mâm cỗ chay cũng khá phổ biến trong các ngày cúng Rằm, mùng Một hàng tháng. Tết Trung Thu cũng được nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ chay tươm tất với nhiều món ăn được trưng bày đẹp mắt.

Cách bày và trang trí mâm cỗ chay Trung Thu

2.2. Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu

Trẻ nhỏ háo hức tới Tết Trung Thu thể nối đuôi nhau rước đèn trên phố theo đoàm múa lân. Nhưng một niềm vui nho nhỏ của người lớn là được tự tay trang trí mâm cỗ trông Trăng thật đẹp mắt. Có rất nhiều cuộc thi được tổ chức để tìm ra thí sinh trình bày mâm cỗ Tết Trung Thu đẹp nhất và ý nghĩa nhất.

Trên thực tế, không có bất cứ một nguyên tắc ràng buộc nào đối với người trang trí. Tuỳ vào sở thích, sự khéo léo của mỗi người sẽ tạo ra những mâm cỗ đặc sắc, ấn tượng. Tuy nhiên, khi trình bày mâm cỗ cúng Rằm cần đảm bảo có sự hài hòa; đan xen màu sắc lạnh - nóng giữa các loại bánh trái và hoa quả để phù hợp với tính âm - dương. Không nên bày mâm cúng bị lệch về một tông màu nóng hoặc lạnh quá nhiều, mất đi tính thẩm mỹ.

2.2.1. Gợi ý trang trí mâm cỗ với trái cây

Chắc chắn bạn đã không ít lần trầm trồ trước những mâm trái cây được trang trí vô cùng bắt mắt. Những loại trái cây ngày thường trở nên vô cùng sinh động dưới sự khéo léo và tỉ mỉ của người trang trí.

  • Tạo hình chú chó từ trái bưởi: cần chuẩn bị một trái táo để làm đầu, 1 trái đu đủ để làm thân rồi định hình. Và bây giờ chúng ta sẽ bắt tay vào bóc tách từng múi bưởi, tách hạt,... Sau đó phủ một lớp múi bưởi lên khung định hình. Dùng giấy màu trang trí mắt mũi và hoàn thành chú chó.
  • Những chú nhím dễ thương từ lê và nho: Cần 1 trái lê hình bầu, một chùm nho đen và vài cây tăm. Chỉ với vài thao tác đơn gảin bạn đã tạo thành được 1 chú nhím nhỏ đáng yêu rồi.

Trang trí chó làm bằng bưởi

Có thể bạn muốn biết:

3. Kết lại

Tuỳ vào điều kiện và phong tục mỗi nơi; cùng với những thức bánh và trái cây vô cùng đơn giản như bưởi, mãng cầu, chuối, hồng,... Chúng ta đã có thể trang trí thành một mâm cỗ đón Rằm tháng 8 thật ý nghĩa. Thiên Tú xin chúc bạn và gia đình chào đón Tết Trung Thu đoàn viên, ấm áp!

 

 

Post View: 3506
Related Posts
More Form ThienTu