Thế nào là Bounce Rate? Hướng dẫn tối ưu bounce rate hiệu quả
Các SEOer cũng như nhà quản trị website rất quan tâm đến vấn đề thoát trang từ người dùng, đó là tỉ lệ bounce rate. Nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng thoát trang như vậy? Cách tính tỉ lệ thoát trang ra sao? Phương pháp tối ưu tỉ lệ thoát trang? Tất cả thông tin trên sẽ được cung cấp đầy đủ ở bài viết này tại Thiên Tú. Cùng khám phá để cải thiện tình trạng thoát, đảm bảo chất lượng cho website.
1. Tìm hiểu Bounce Rate là gì?
Khi người truy cập thoát khỏi website trong thời gian ngắn mà không có thao tác nào khác trong trang. Ví dụ như bấm vô đường liên kết, điền các biểu mẫu, thực hiện mua sản phẩm,... Đó chính là giải thích cho bounce rate là gì, còn gọi là tỉ lệ thoát trang.
Một vài lí do cho thấy nên chú trọng vào tỉ lệ thoát trang vì:
- Khi thoát trang mà không chuyển đổi sẽ có hại cho web. Cần giảm tỉ lệ thoát trang để cải thiện lại tỉ lệ chuyển đổi.
- Thứ hạng của page trên Google cũng bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ thoát trang, vì thể không nên bỏ qua chỉ số này.
- Từ tỉ lệ thoát trang biết được vấn đề chất lượng nội dung, trải nghiệm khách hàng, dàn trang,... để xử lý kịp thời.
Tỉ lệ thoát trang chỉ hỗ trợ phân tích lưu lượng truy cập trang và phân tích kí thuật số. Nhưng không mang tính quyết định hoàn toàn chỉ số thành công của toàn bộ trang. Đây là điều còn bị nhầm lẫn nhiều trên thị trường.
Nguyên nhân xảy ra thoát trang?
Muốn tính được tỉ lệ hoặc giảm thiểu thoát trang, trước hết cần xác định rõ nguyên nhân làm nên vấn đề thoát trang đó. Biết được cụ thể, thì tỉ lệ thành công cải thiện thoát trang sẽ càng cao. Một số nguyên nhân tiêu biểu đẫn đến bounce rate có thể kể đến như sau:
- Trang không hữu ích, không đúng nhu cầu mà người dùng tìm kiếm
- Thiết kế trang không bắt mắt, không tiện dụng
- UX - trải nghiệm người dùng chưa tốt. Các thông tin trong trang không thiết thực, nội dung ý nghĩa thấp. Bố trí trang chưa hợp lý, khó tìm kiếm thông tin, khó thực tiện thao tác.
2. Công thức tính tỉ lệ thoát trang trong Google Analytics
Biết được tính chất và nguyên nhân gây ra thoát trang, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu cách tính tỉ lệ bounce rate của 1 page. Và tỉ lệ thoát trang của toàn website từ Google Analytics. Không quá phức tạp, chỉ cần áp dụng các công thức như sau:
- Tính tỉ lệ thoát trang của 1 page = Tổng số lượt thoát (bounce) trong thời gian xác định/ tổng số lượt truy cập vào page (entrance) trong cùng thời gian.
Bounce: Lượng vào trang duy nhất, mỗi truy cập có một GIF request được gửi về GA.
Entrance: Tổng số lượt truy cập của khách hàng vào trang web.
- Công thức tính tỉ lệ thoát trang cho toàn website:
3. Tối ưu Bounce Rate cho trang web như thế nào?
Tính toán được tỉ lệ thoát trang cho trang web, tiếp theo sẽ là bước tối ưu, cải thiện tỉ lệ đó. Để website đạt chuẩn về chất lượng. Sau đây cùng đến với một số phương pháp tiêu biểu đơn giản hiệu quả nhất. Để tối ưu tỉ lệ bounce rate cho website. Các Marketer, Content/ Copywriter, SEOer hãy nhanh tay ghi chú!
3.1. Sàng lọc từ khóa và các kênh không đem lại giá trị lưu lượng cao
Dù bạn có lượng keyword hay traffic dồi dào, nhưng chúng đều không liên quan và hữu ích, thì website của bạn vẫn không đạt hiệu quả. Và đương nhiên người truy cập sẽ nhanh chóng rời trang web. Cách khắc phục bounce rate từ tình tạng này là:
- Sàng lọc lại và loại bỏ các từ khóa và nguồn lưu lượng kém chất lượng
- Tìm kiếm sử dụng nguồn keyword và traffic có liên quan, hữu dụng hơn.
3.2. Tạo landing page theo yêu cầu tìm kiếm của người truy cập bằng cách nào?
Khi có được đúng nguồn lưu lượng, nhưng landing page - trang đích không đúng yêu cầu khách hàng mong muốn. Thì họ sẽ sớm rời khỏi website của bạn.
Cách cải thiện bounce rate từ landing page là từ keyword được tìm kiếm. Bạn triển khai thêm nội dung liên quan đến vấn đề được tìm, bên cạnh giải pháp đề ra. Như vậy sẽ kéo dài thêm thời lượng người dùng ở lại với trang web.
3.3. Thiết lập trang đích với call to action ấn tượng
Một vấn đề nữa từ trang đích gây nên bounce rate là thiếu tính kêu gọi hành động/ tính tương tác, hay còn gọi là call to action - CTA. Có thể đưa tính tương tác vào ngau từ các tiêu đề. Để thu hút người truy cập ở lại nghiên cứu nội dung lâu hơn.
Vậy cách tạo chức năng call to action - CTA trên website để giảm bounce rate như thế nào? Có những cách sau:
- CTA theo dạng Button - nút bấm, các banner, đoạn clip, đường dẫn liên kết.
- Tạo tương tác organic search qua thẻ tag tiêu đề, cũng như thẻ tag mô tả - meta decription của trang đích. Nếu sử dụng công cụ có trả phí như Google Adwords. Thực hiện CTA bằng tittle và description từ adwords ad copy.
Điều quan trọng nhất là, các call to action phải phù hợp, tương ứng với trang đích thì mới đạt hiệu quả
3.4. Chú trọng vào độ đơn giản và dễ hiểu của content
Nội dung luôn là vấn đề chú trọng hàng đầu khi xây dựng trang. Tỉ lệ thoát trang cũng từ đó mà tăng lên hoặc giảm xuống. Tiêu chí của người dùng là nội dung đó nên dễ hiểu nhanh chóng. Những bài viết content marketing chất lượng là một trong các dịch vụ ưu việt được cung cấp tại Thiên Tú. Đảm bảo độ hài lòng của khách hàng về trải nghiệm, thông tin thiết thực hữu ích.
Một số cách xây dựng content hiệu quả giarmt hiểu bounce rate có thể là:
- Dùng câu đơn để nội dung dễ theo dõi
- Từ ngữ dễ hiểu là điều quan trọng!
- Công thức 20%: là tỉ lệ cần lược bỏ bớt để nội dung bài súc tích hơn.
3.5. Làm sao để tăng tính thu hút cho trang đích và tối ưu pagespeed?
Một số yếu tố về độ thu hút của landing page và pagespeed có nguy cơ dẫn đến bounce rate mà bạn nên biết để khắc phục kịp thời:
- Thiết kế chưa bắt mắt
- Độ điều hướng chưa cao
- Phân bố cục chưa phù hợp cho tổng thể các thiết bị, giao diện, nền tảng truy cập web
- Quá nhiều quảng cáo hiển thị trên trang, che mất nội dung
- Nhiều chữ dễ gây ngán khi đọc
- Định dạng chữ chưa phong phú, không nhấn mạnh nội dung cần hướng đến
- Canh trang, khoảng cách dòng, đoạn văn
- Thiếu các tiêu đề hướng người đọc
- Thời lượng tải trang đích lâu
- Chế độ tự động phát khi tải clip hoặc file audio đôi khi làm người dùng không hài lòng.
4. Lời kết
Qua bài viết này, Thiên Tú hi vọng đã cung cấp được cho bạn kiến thức hữu ích về tỉ lệ thoát trang. Cũng như cách tính và phương pháp cải hiện lượng bounce rate như thế nào. Từ đó chất lượng website sẽ được nâng lên, nội dung phong phú thu hút người truy cập ở lại lâu hơn. Theo thời gian họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của trang web và thương hiệu.
Có thể bạn muốn tham khảo thêm về Referral traffic: Làm thế nào tăng lưu lượng truy cập website với Referral traffic
Google Analytics cung cấp rất nhiều chức năng để quản trị website. Thế nhưng bạn đã biết Google Analytics là gì hay chưa? Cùng tìm hiểu nhé!