Khác nhau giữa profile và resume? Cách viết hồ sơ chuẩn

 

Chắc chắn bạn đã biết và từng viết qua profile và resume, tuy nhiên bạn có phân biệt được tính chất riêng của hai loại hồ sơ này? Viết resume như thế nào cho hiệu quả? Có bao nhiêu loại profile, cách viết của từng loại ra sao? Cùng Thiên Tú nghiên cứu về đặc trưng của từng loại hồ sơ. Từ đó bạn sẽ có cách viết resume hoặc profile chính xác nhất. Tham khảo thông tin chi tiết tại bài viết này!

Khác nhau giữa profile và resume

1. Phân biệt profile và resume

Phân biệt profile và resume: Resumehồ sơ xin việc, cung cấp đủ thông tin cá nhân liên quan vị trí ứng tuyển. Profilesơ yếu lý lịch, thường gửi đến đối tác, khách hàng quá trình hoạt động của cá nhân, công ty.

Với resume sẽ sử dụng trong trường hợp đi xin việc, cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng. Còn profile cá nhân có thể sử dụng cả khi tìm việc, lẫn lúc đã có việc nhưng đi giao tiếp với đối tác, khách hàng.

Cả hai loại hồ sơ đều phải đảm bảo tính đầy đủ và chân thật nhất. Có thể nói đây là các loại hồ sơ mang tính quyết định uy tín, thương hiệu cá nhân. Góp phần thuyết phục, thúc đẩy sự hợp tác của đối phương với bạn. Vì vậy dù là resume hay profile đều nên được đầu tư nghiêm túc cẩn thận. Cần nắm rõ về định nghĩa và phương pháp viết chuẩn của từng loại hồ sơ.

2. Tìm hiểu resume là gì?

Phương pháp viết resume

Hồ sơ xin việc resume là bản tóm tắt thông tin cá nhân, trình độ chuyên môn, kĩ năng, phẩm chất phù hợp với công việc mà bạn muốn ứng truyển. Đây là bước đầu để gây ấn tượng, tạo niềm tin với ban lãnh đạo của doanh nghiệp mà bạn muốn đầu quân. Để được gia nhập công ty bạn cần trải qua các vòng phỏng vấn, kiểm tra. Bản resume tốt là một trong những tấm vé thông hành vòng đầu trong quy trình ứng truyển.

Vì ban lãnh đạo và bộ phận nhân sự của công ty phải xét tuyển rất nhiều ứng viên. Họ sẽ không có thời gian và kiên nhẫn đọc những gì quá dài dòng dư thừa. Nội dung trong resume cần ngắn gọn, súc tích, vẫn phải đảm bảo tính nghiêm túc, lịch sự và đầu đủ thông tin cần thiết. Ngoài ra nên có thêm vài yếu tố liên quan đến vị trí công việc để tăng sức thuyết phục.

Các thông thin cơ bản cần có trong một bản resume:

  1. Thông tin cá nhân
  2. Trình độ học vấn
  3. Kĩ năng và trình độ chuyên môn
  4. Kinh nghiệm làm việc
  5. Hoạt động cộng đồng
  6. Bằng cấp, chứng chỉ liên quan
  7. Thành tích đạt được
  8. Sở thích

3. Thế nào là profile?

Khái niệm profile

Khác với resume, profile - sơ yếu lý lịch là hồ sơ có thể sử dụng lúc ứng tuyển vị trí, hoặc trong quá trình làm việc khi gặp đối tác, khách hàng. Trong profile sẽ có thông tin cơ bản, tổng quan và quá trình hoạt động, để đối phương hiểu đúng tính chất của người mà mình đang làm việc cùng.

Có hai loại profile là hồ sơ cá nhân và hồ sơ công ty. Cùng đến với đặc diểm và phương pháp viết hai loại profile này.

2.1. Viết profile cá nhân như ra sao?

Sơ yếu lý lịch cá nhân là bản tóm tắt về quá trình làm việc của bản thân, thông tin cần thiết cơ bản. Đôi khi có thêm vài thông tin về công ty mà bạn đang hoạt động. Trong profile cá nhân gồm có:

  1. Hình ảnh của bạn, lịch sự và chuyên nghiệp
  2. Chuyên môn và kĩ năng
  3. Độ tuổi, năm sinh, thông tin cá nhân cơ bản
  4. Trình độ học vấn
  5. Thông tin liên lạc
  6. Tình trạng hôn nhân (không bắt buộc)
  7. Kinh nghiệm, quá trình làm việc.

2.2. Phương pháp viết profile công ty

Hồ sơ năng lực là tên gọi của profile công ty, được trình bày dước dạng tập san, ấn phẩm nhiều trang, catalogue. Hoặc thiết kế online theo dạng porfolio.

Trong profile công ty bao gồm giới thiệu, thông tin cơ bản, cơ cấu tổ chức, thông tin pháp lý, năng lực tài chính. Phân tích ngành nghề kinh doanh, nhân sự, các dự án, thành tích. Các hoạt động gắn kết, hoạt động cộng đồng, sự kiện tiêu biểu,... Tất cả những gì thuyết phục nhất về công ty để thu hút sự hợp tác từ đối tác, khách hàng.

Tại sao người ta lại chịu bỏ ra khoản chi phí lớn cho việc thiết kế, in ấn cuốn profile công ty vừa dày và kì công? Vì đây là cơ hội để tạo thêm uy tín, mối quan hệ hợp tác tốt đẹp. Là sự chuyên nghiệp trong mắt các cổ đông và nhà đầu tư. Một profile công ty tốt, có sức thuyết phục gồm có:

  1. Giới thiệu, tiểu sử công ty
  2. Quy mô, cơ cấu công ty
  3. Chi tiết về sản phẩm, dịch vụ chủ chốt
  4. Báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh, chỉ số phát triển
  5. Điểm mạnh, tiềm năng
  6. Các hoạt động cộng đồng, chăm sóc đời sống nhân viên...

3. Lời kết cho profile và resume

Qua bài viết, Thiên Tú hi vọng cung cấp đến bạn thông tin hữu ích về profile và resume. Khái niệm và phương pháp hiệu quả để viết hai loại hồ sơ này. Hiện nay Thiên Tú đang tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho các vị trí: Chuyên viên chăm sóc khách hàng live chat. Chuyên viên tổng hợp cấp cao,... Đừng ngần ngại gửi đến chúng tôi resume, profile thật ấn tượng của bạn. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống!

Có thể bạn muốn tham khảo thêm về Cash Flow là gì? Lên kế hoạch Cash Flow như thế nào?

Post View: 3952
Related Posts
More Form ThienTu