Copyright là gì? Copyright và Copywriter khác nhau như thế nào?

Copyright là gì? Copyright có ý nghĩa như thế nào? Có quá nhiều câu hỏi phải không nào! Hãy cùng Thiên Tú tìm thấy câu trả lời tại bài viết này nhé!

Copyright là gì?

1. Copyright là gì?

Copyright là một loại sở hữu trí tuệ được chứng nhận nhằm bảo vệ các tác phẩm gốc của quyền tác giả. Các tác phẩm này có thể được lưu hành dưới dạng nhiều hình thức bao gồm:

  • Tranh ảnh
  • Minh họa
  • Tác phẩm âm nhạc
  • Ghi âm
  • Phần mềm
  • Blog
  • Phim
  • Và nhiều hơn thế nữa

Đặc điểm chung của những tác phẩm được gắn copyright là đã được đăng ký với một đơn vị bảo hộ quyền tác giả. Chứng nhận này có thể bằng văn bản hay đoạn mã lập trình.

1.1. Làm thế nào để sử dụng tác phẩm có gắn Copyright

Copyright có thể coi là quyền tác giả của các tác phẩm gốc. Để có thể sử dụng bạn cần phải xin phép họ. Bởi lẽ trong phạm vi của quyền tác giả, bạn cần phải có mẫu ủy quyền để có thể thực hiện những điều sau:

  • Nhân bản hay sao chép các tác phẩm nghệ thuật gốc như một bản sao digital.
  • Sử dụng một phần của bản gốc để sáng tạo ra một tác phẩm mới
  • Nhượng quyền kinh doanh tác phẩm hoặc cấp phép thương mại cho bản sao của các tác phẩm gốc.
  • Hiển thị tác phẩm dù không mang mục đích thương mại

1.2. Một số mức phạt thường gặp trong luật bản quyền

Theo nghị định 131 ngày 16-10-2013 một số mức phạt hành chính thường áp dụng có thể kể đến bao gồm:

Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Bạn cần biết gì về Copyright?

Bản quyền Copyright được định nghĩa rất rộng. Nó không nằm co cụm ở bất kỳ diễn giải cụ thể nào. Ngoài việc người tác giả lựa chọn hình thức bảo vệ cho các phẩm của mình. Có thể hiểu nôm na là bạn lựa chọn bảo vệ tác phẩm của mình thông qua đâu!

2.1. Phạm vi bảo hộ số

Khi nhắc tới digital bạn sẽ nghĩ ngay tới Facebook, Instagram, Twitter.... Các mạng xã hội này đều có các công cụ giúp người sáng tạo nội dung dễ dàng bảo vệ bản quyền của mình. Công cụ tham chiếu sẽ dựa theo bản ghi, mô tả một phần hoặc liên kết bảo hộ cho tác phẩm của bạn.

Ex: Bạn đăng tải một hình ảnh nghệ thuật. Có đoạn mô tả chi tiết về bố cục, màu sắc hay đơn thuần một mảng màu cụ thể về đối tượng. Hoặc với video là một khung hình hay đoạn nhạc có tham chiếu rõ ràng. Công cụ bản quyền sẽ giúp bạn xóa hoặc báo cáo về khi có các tác nhân đang vi phạm bản quyền tác giả của bạn.

Bản quyền đang được tiêu chuẩn hóa thông qua các công ước quốc tế như Công ước Berne và Công ước bản quyền. Các qui ước chung của quốc tế và đa phương được áp dụng hầu hết các quốc gia, tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức thương mại thế giới.

2.2. Phạm vi bảo hộ cho website

Ở website thông thường sẽ có 2 hình thức bảo hộ là code Schema hoặc thông qua một đơn vị thứ 3 như DMCA hay cục bản quyền trí tuệ.

Riêng với cục bản quyền trí tuệ bạn cần phải đăng ký bằng cách điền văn bản và gửi bản ghi CD code website ( chương trình máy tính) hoặc đăng ký cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Thế nhưng, các hình thức mà người thiết kế website thường ưu tiên chọn làm một đoạn mã Shema và khai báo DMCA là hình thức bảo vệ bản quyền chính.

2.3. Bản quyền trên thiết kế số

Ngày nay, nghề thiết kế không còn quá xa lạ với mọi người. Họ là những người thiết kế đại tài, khi tạo ra các hình ảnh đẹp, góp phần làm tươi đẹp mạng internet. Những hình ảnh ấn tượng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp thị đến khách hàng. Thế nhưng, sẽ không còn sự sáng tạo nếu họ trở thành nạn nhân của vi phạm bản quyền tác giả.

Hiểu được lẽ đó, các công cụ thiết kế như: Adobe Premiere, illustrator, PTS.... Final Cut Pro X. Đều cho phép người thiết kế có thể truy cập và định danh, tạo bản quyền trên thiết kế của họ.

tạo copyright trên Photoshop

Như tại hình ảnh này, bạn có thể dễ dàng thêm liên kết bản quyền tại File Info trên công cụ PTS.

3. Copyright và Copywriter khác nhau như thế nào?

Đây là hai thuật ngữ khác biệt hoàn toàn khác nhau về tính chất cũng như nghĩa. Copyright chỉ bản quyền sở hữu hay quyền tác giả. Còn Copywriter đại diện cho một ngành nghề liên quan tới viết. Nhưng do từ "Copy" khiến mọi người nhầm lẫn.

Bạn có thể tìm hiểu copywriter tại: "Content Writer Và Copywriter: Sự Khác Biệt Giữa Hai Thuật Ngữ"

Kết

Trên đây là tất cả những gì mà Thiên Tú mong muốn gởi tới bạn về Copyright là gì? Nếu bạn mong chờ một giải pháp bảo vệ bản quyền website. Hay bất kỳ nội dung kỹ thuật số có thể liên hệ với Chúng Tôi qua email: Media@thientu.com.vn

Post View: 10394
Related Posts
More Form ThienTu