BPO & HR Services

Cash Flow Là Gì? Lên Kế Hoạch Cash Flow Như Thế Nào?

Tài chính doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó trên thương trường. Cash Flow là một thuật ngữ vô cùng quan trọng trong lĩnh vực này. Thông qua nó người ta có thể đánh giá sự ổn định của doanh nghiệp đang ở mức độ nào. Bạn có biết Cash Flow là gì không? Tại sao cần một kế hoạch rõ ràng cho dòng tiền của doanh nghiệp? Hãy cùng Thiên Tú tìm hiểu nhé.

Tổng quan về Cash Flow

Theo định nghĩa chuyên ngành thì Cash Flow chính là dòng tiền. Dòng tiền này có thể là tiền mặt hoặc một số khoản tiền mặt trong doanh nghiệp. Vào những kỳ thực hiện phân tích tài chính, Cash Flow sẽ cho thấy rõ sự thay đổi của tài khoản tiền mặt trong doanh nghiệp. Từ đó tổng hợp ra bản báo cáo chi tiết về dòng tiền trong thời gian qua, có thể là 1 quý, 1 năm,… tuỳ theo doanh nghiệp.

Tổng quan về Cash Flow

Dựa vào bản báo cáo này, doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình tài chính. Và những vấn để tồn đọng liên quan đến tiền mặt của doanh nghiệp. Nếu số tiền chi ra nhỏ hơn tổng tiền thu vào có nghĩa là Cash Flow đang dương. Ngược lại thì tức dòng tiền của công ty đang âm. Cần phải điều chỉnh lại việc kinh doanh cho phù hợp.

Mục đích tính toán Cash Flow là gì?

Tại sao việc tính toán dòng tiền lại quan trọng với doanh nghiệp tới như vậy? Hãy cùng dõi theo những mục đích chính của Cash Flow mà Thiên Tú đã liệt kê sau đây nhé:

  1. Đánh giá tình trạng kinh doanh của một doanh nghiệp hay một dự án đang ổn định hay không.
  2. Đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng chưa chắc khả năng thanh khoản tốt. Ví dụ như một công ty làm ăn có lãi nhưng không có tiền mặt thì rất dễ bị phá sản.
  3. Đôi khi những số liệu kế toán không đủ chính xác để phản ánh tình hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên thông qua Cash Flow người ta có thể kiểm tra thu nhập hay tăng trưởng của một doanh nghiệp như thế nào.

Phân loại Cash Flow

Để giúp những người mới bắt đầu tìm hiểu về dòng tiền trong lĩnh vực tài chính. Thiên Tú sẽ giúp chỉ rõ cách phân loại Cash Flow là gì. Theo kiến thức chuyên ngành, Cash Flow được chia làm 3 loại với những đặc điểm riêng biệt:

  1. Cash Flow hoạt động: Các nhà đầu tư thường chú ý nhất tới dòng tiền này để hiểu rõ nhất về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Dòng tiền đầu tư: Khi doanh nghiệp đầu tư thêm vào một vài hạng mục khác. Họ sẽ dựa vào dòng tiền này để quyết định đầu tư thêm để tiếp tục sinh lãi hay ngừng lại đối với hạng mục đó.
  3. Cash Flow tài chính: Được tính toán dựa vào các hoạt động của doanh nghiệp như: trả nợ, vay vốn, phát hành/mua lại cổ phiếu, thành toán cổ tức….

5 bước đơn giản để lập kế hoạch Cash Flow cho doanh nghiệp

Trong quá trình vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh dòng tiền suôn sẻ là một điều vô cùng quan trọng. Cash Flow giúp xác định rõ ràng dòng tiền xuất ra và thu về của doanh nghiệp sau một thời gian nhất định. Bởi vậy việc lập kế hoạch Cash Flow giúp đưa ra các phương hướng hiệu quả, cân bằng nguồn thu chi cho doanh nghiệp. Cùng Thiên Tú thực hiện các bước co bản để có được kế hoạch Cash Flow hoàn chỉnh nhé.

1. Dự báo về dòng tiền vào

Về cơ bản, kết quả dòng tiền vào của doanh nghiệp được tổng hợp từ 3 hoạt động động chính:

  1. Hoạt động kinh doanh : Dòng tiền ra vào chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, thu hồi nợ,…
  2. Hoạt động đầu tư : Dòng tiền vào và ra chủ yếu từ các hoạt động mua sắm, hình thành các tài sản dài hạn và những khoản đầu tư tài chính. Các khoản tiền thu hồi được từ đầu tư, tiền lãi, tiền cho vay
  3. Hoạt động tài chính : Phản ánh dòng tiền đến từ các quyết định huy động vốn doanh nghiệp. Tiền từ các chủ sở hữu góp vốn,…

2. Dự báo về dòng tiền ra

Dòng tiền ra của doanh nghiệp sẽ được tổng hợp từ các khoản chi tiêu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Cụ thể dòng tiền ra bao gồm:

  1. Chi phí để kinh doanh, sản xuất: tiền trả lãi cho các khoản vay vốn, tiền nộp cho ngân sách nhà nước, các khoản quảng cáo tiếp thị, tiền dịch vụ, tiền đầu tư vật liệu, tiền lương, …
  2. Chi tiêu cho hoạt động tài chính: các khoản vay, đóng thuế, tiền trả cho nhà đầu tư,…
  3. Đầu tư vào hoạt động như: xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị, cho vay, góp vốn đầu tư,…

3. Tính toán Cash Flow thuần của doanh nghiệp là gì?

Có rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa dòng tiền thuần và lợi nhuân. Hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Công thức tính dòng tiền thuần:

Dòng tiền thuần = Dòng Tiền vào – Dòng tiền ra

Dòng tiền thuần chính là sự chênh lệch giữa hai dòng tiền vào và ra trong một khoảng thời gian nhất định. Căn cứ vào kết quả dòng tiền này sẽ thấy được Cash Flow đang dương hay âm. Để đưa ra những điều chỉnh cũng như hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp

4. Xác định số tiền thừa/thiếu vào mỗi cuối kỳ

Căn cứ vào số tiền thừa hoặc thiếu vào mỗi cuối kỳ. Đối chiếu với số dư tiền cần thiết trong doanh nghiệp để đưa ra kế hoạch điều chỉnh, trong đó: 

Số tiền cuối kỳ =  số tiền tồn đầu kỳ + dòng tiền thuần trong kỳ.

5. Đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả cho doanh nghiệp

Dựa vào những dự báo và số liệu đã tính toán ở những bước trên. Doanh nghiệp có thể điều hướng sản xuất, hoạt động kinh doanh giúp cân bằng chi tiêu.

Nếu thấy thừa ra một vài khoản tiền, doanh nghiệp có thể tính đến việc đầu tư thêm vào các hạng mục khác để sinh lời. 

Bài viết trên đây đã cùng bạn tìm hiểu về Cash Flow và những điều cần biết để có một kế hoạch Cash Flow hoàn chỉnh. Nếu bạn đang là người mới nhập môn trong lĩnh vực tài chính, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định đầu tư vào bất cứ hạng mục hay doanh nghiệp nào đó nhé. Chúc các bạn thành công!

 

Post View: 5869
Related Posts
More Form ThienTu