BPO & HR Services

Tại sao Direct sale gặp phải nhiều hạn chế ở thị trường Việt Nam?

Không thể phủ nhận được sự phổ biến của Direct sale trong thị trường lao động hiện nay ở nước ta. Có khá nhiều người lựa chọn trở thành một nhân viên Direct sale bởi sự linh động về thời gian làm việc cũng như thu nhập hấp dẫn mà ngành này mang lại.

Hôm nay Thiên Tú sẽ cùng bạn tìm hiểu tại sao Direct sale lại có sự ảnh hưởng lớn ở Việt Nam đến như vậy nhé.

Tìm hiểu chung về Direct sale

Direct sale hay Direct selling là hình thức bán hàng trực tiếp face-to-face. Điểm đặc biệt là người bán hàng sẽ đi tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Từ đó sử dụng các chiến lược bán hàng và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình.

Direct sale

Hoạt động này sẽ không thông qua các địa điểm hiện hữu như cửa hàng, siêu thị hay là chợ, mà cũng không thông qua bất cứ một website thương mại điện tử nào. Chỉ đơn thuần là giao dịch từ người bán đến tận tay người mua. 

Bán hàng trực tiếp mang lại những lợi ích gì?

Trong thời đại kinh tế phát triển như hiện nay, các phương thức bán hàng càng trở nên đa dạng. Như bán hàng qua điện thoại Telesales, bán lẻ Retail seling, bán hàng tận cửa Door to door seling,…. Và bán hàng trực tiếp cũng mang lại những lợi ích riêng như: 

  1. Người bán hàng có thể nắm bắt tâm lý và nhu cầu của khách hàng. Từ đó mang đến những sản phẩm phù hợp với khách hàng.
  2. Khách hàng có thể trực tiếp trải nghiệm những công dụng của sản phẩm trước khi mua.
  3. Đây là phương thức bán hàng trực tiếp, bỏ qua mọi khâu trung gian. Người bán hàng có thể trực tiếp giải thích mọi thắc mắc về sản phẩm tới khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
  4. Người bán sẽ không phải chia doanh thu với ai. Khách hàng lại có thể mua sản phẩm với giá rẻ hơn thị trường.
  5. Những phản hồi trực tiếp của khách hàng sẽ giúp người bán hoàn thiện dịch vụ tốt hơn.

Tại sao phương thức bán hàng trực tiếp lại gặp nhiều khó khăn ở Việt Nam

Riêng ở Việt Nam tính đến thời điểm năm 2004 thì có khoảng 20 công ty. Và đến năm 2009 thì con số tăng lên 60 công ty bán hàng trực tiếp. Nhưng lại có khoảng 1 triệu nhà phân phối với doanh thu đạt hơn 110 triệu Usd. Đầu năm 2016, đã có 59 doanh nghiệp được ký duyệt và cấp phép đi vào hoạt động. Mang lại những khoản đóng góp không nhỏ cho Nhà nước. Tuy được coi là phát triển nhưng phương thức bán hàng Direct sale đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các công ty gắn mác đa cấp nhưng thực chất là lừa đảo.

Những hạn chế của Direct sale

  1. Không có nguồn dữ liệu khách hàng cụ thể dẫn tới những thông tin sai lệch về khách hàng. Hơn thế nữa cũng không có sự quản lý khách hàng cụ thể từ bất cứ một nguồn nào. 
  2. Đội ngũ bán hàng đa phần không có chuyên môn cao, đôi khi chạy theo lợi nhuận hơn là giá trị thực chất của sản phẩm.
  3. Bán hàng vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, không có quy mô và hệ thống. Nếu muốn đi theo hướng phát triển Direct sale, bạn hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng về điều này.
  4. Bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng liệu có phải là “buôn tận gốc, bán tận ngọn” không? Đây là điều hoàn toàn sai lầm. Bởi để xây dựng và đạo tạo đội ngũ bán hàng cần rất nhiều chi phí, và còn những phí phát sinh khác nữa trong quá trình hoạt động

Tóm lại, nhiều người vẫn chỉ nhìn vào phần lợi nhuận từ bán hàng trực tiếp mà không nghĩ tới việc làm thế nào để bán hàng hiệu quả. Dẫn tới nhiều hạn chế của ngành nghề này ở Việt Nam.

 

 

Post View: 2894
Related Posts
More Form ThienTu