BPO & HR Services

Homeschooling là gì? Có nên cho con học homeschooling không?

Không ít người đã biết về hình thức học homeschool, vậy bạn có biết nguồn gốc của homeschooling là gì? Vì sao phụ huynh lại chọn homeschooling cho con mình? Ở Việt Nam hình thức học này được áp dụng như thế nào? Hôm nay Thiên Tú sẽ đem đến cho bạn thông tin chi tiết về homeschooling. Từ đó bạn có thể đưa ra quyết định hình thức học phù hợp nhất cho con mình. Hoặc thậm chí là cho bạn. Cùng theo dõi tại bài viết này!

1. Khái niệm homeschooling là gì?

Tìm hiểu homeschooling là gì?

Homeschooling là giáo dục tại gia, còn gọi là home education. Phụ huynh dạy học hoặc thuê gia sư cho con mình. Người lớn cũng có thể áp dụng hình thức này ở bậc học cao. Đó là tính chất của homeschooling là gì.

Thực chất trẻ em nào cũng từng trải qua hình thức homeschooling. Ba mẹ sẽ kết hợp với trường dạy học, ôn tập thêm cho bé ở nhà. Với một số gia đình cảm thấy học ở nhà có hiệu quả hơn cho bé, thì họ áp dụng homeschool. Tuy nhiên hình thức học này vẫn chưa được chấp thuận trên toàn cầu.

Một số quốc gia đồng ý cho học homeschooling, một số nước khác không quan trọng bé đã học homeschool hay chưa. Miễn là vẫn phải đến trường, áp dụng đúng giáo dục bắt buộc thông thường. Có thể hiểu là ở các quốc gia đó. Homeschooling không được công nhận là hình thức học chính thống, không đem lại hiệu quả bằng đến trường trực tiếp.

Phong trào homeschooling bắt đầu phổ biến từ những năm 70. Jonhn Holt, Dorothy và Raymond Moore. Là các tác giả tiêu biểu nghiên cứu về hình thức học này. Và họ đưa ra quan điểm cho việc học tại nhà thay thế cho học ở trường lớp là điều hợp lý.

Theo kết quả nghiên cứu của viện giáo dục và đào tạo dục Mỹ, có trên 2.000.000 trẻ em đang theo học homeschooling. Và tỉ lệ này tăng từ 7% đến 15% mỗi năm, một con số đáng chú ý.

1.1. Áp dụng homeschooling ra sao?

Hiện nay hình thức homeschool áp dụng linh hoạt, nghĩa là hoặc ba mẹ trực tiếp dạy, hoặc thuê gia sư về cho con. Các môn áp dụng homeschooling thường là môn không bắt buộc. Đó có thể là các môn: Lịch sử, văn học, các môn nghệ thuật,...

Đối với các môn học chính như Toán, tập đọc,... nếu muốn áp dụng homeschool cần chuẩn bị kĩ lưỡng hơn. Đây là các môn không dễ, để bé không hụt kiến thức so với bạn bằng lứa học ở trường. Phụ huynh cần tham khảo và chọn lọc giáo trình học phù hợp nhất cho bé. Tùy vào khả năng từng bé, ba mẹ có thể chọn chương trình giống với ở trường. Hoặc chọn chương trình được thiết kế riêng phù hợp, để bé nắm vững kiến thức nhất.

Khi đã có nguồn kiến thức ổn định và không thua kém ai, thì việc áp dụng homeschooling lâu dài hay chỉ một thời gian ngắn đều không thành vấn đề. Nếu thích đi học ở trường, bé cũng sẽ dễ thích nghi với kiến thức ở môi trường mới, không có sự chênh lệch quá lớn so với lúc học tại nhà.

Có một thực tế là, homeschooling chỉ mới phổ biến ở các nước phương Tây. Chứ tại Việt Nam hình thức học này còn khá mới, chưa được áp dụng nhiều.

2. Lí do phụ huynh chọn cho con homeschooling là gì?

Có nên cho con học homeschooling hay không?

Tại sao các bậc cha mẹ lại muốn cho con học homeschooling mà không phải là giáo dục chính thống? Một số nguyên nhân tiêu biểu cho việc phụ huynh ưa chuộng hình thức homeschooling là gì. Họ quyết định chọn học tại gia cho con mình vì:

  1. Phụ huynh muốn tự tay mình giáo dục con, cho con nguồn kiến thức phù hợp với bé nhất. Hoặc chỉ đơn giản là họ muốn quan sát quá trình học của con mình, để tiện cho việc giúp đỡ bé.
  2. Phụ huynh muốn dành nhiều thời gian bên con hơn. So với việc tất bật đưa đón bé giữa nhiều nơi học khác nhau. Ba mẹ chọn tại nhà là nơi học thuận tiện nhất. Gia đình có thời gian giao tiếp với nhau nhiều hơn.
  3. Giảm áp lực cho bé, kết hợp học - nghỉ ngơi - vui chơi. Để tránh cho bé phải tập trung liên tục như học ở trường. Gây mệt mỏi căng thẳng và hiệu quả không cao. Áp dụng homeschooling ba mẹ có thể phân bổ thời gian hợp lý hơn cho bé, xem kẽ nghỉ ngơi và giải trí thư giãn. Sau đó bé đỡ mệt, lấy lại được tinh thần thì sẽ tập trung học tốt hơn. Ngoài ra còn giảm thêm áp lực là những chương trình học không phù hợp. Học ở nhà sẽ được chọn lọc chương trình hiệu quả hơn. Mà vẫn đảm bảo đủ kiến thức của các môn cần thiết.
  4. Homeschooling còn được áp dụng trong các trường hợp: Trẻ em chậm phát triển, khuyết tật. Gia đình sống quá xa các trường học. Phụ huynh thường xuyên phải chuyển chỗ ở cho việc công tác, dẫn theo gia đình.

2.1. Tình hình homeschooling ở Việt Nam như thế nào?

Nói riêng tại Việt Nam, một số nguyên nhân được đúc kết lại. Giải thích vì sao homeschooling chưa được công nhận và áp dụng chính thức ở nước ta:

  1. Pháp luật Việt Nam cho rằng trẻ em và phải được đến trường để hòa nhập với môi trường cộng đồng bên ngoài. Để trẻ thích ứng với mọi người cũng như học hỏi thêm từ thực tế.
  2. Phụ huynh có thể kết hợp song song, đăng kí các lớp online tại nhà cho bé. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ đầy đủ giáo dục tại trường.
  3. Chi phí các khóa học online đối với tài chính của một số gia đình Việt Nam vẫn còn hơi vượt quá khả năng. Trừ khi gia đình phải thực sự có điều kiện tốt để chi trả tiền khóa học. Tài liệu học và phí tham gia các hoạt động khác.
  4. Đa số các khóa học homeschooling chính thức sẽ bằng tiếng Anh, điều này đòi hỏi phụ huynh phải có vốn tiếng anh tốt mới có thể dạy cho bé. Và bản thân bé cũng phải có khả năng tiếp thu tiếng Anh. Điều này vô tình tạo nên khoảng cách ngôn ngữ, văn hóa học tập. Giữa học tại nhà và học tại trường. Sẽ rất khó khăn để bé có thể thích nghi hết.

3. Lời kết

Qua bài viết, Thiên Tú hi vọng cung cấp đến bạn thông tin hữu ích về homeschooling là gì? Nguồn gốc ra đời, cách phụ huynh áp dụng hình thức học tại nhà? Vì sao Việt Nam chưa công nhận và áp dụng homeschool là phương pháp học chính thức? Giáo dục tại gia có những điểm lợi và mặt hạn chế, vì vậy nếu muốn áp dụng gia đình cần thực sự khéo léo. Dù là hình thức nào, mong rằng bé sẽ được học tập hiệu quả nhất!

Có thể bạn muốn xem thêm về Khác nhau giữa Vintage và Retro là gì? Phân biệt 2 phong cách cổ điển.

Post View: 19359
Related Posts
More Form ThienTu