BPO & HR Services

BA (Business Analyst) Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Thiết Của Một Chuyên Viên BA

Vị trí Business Analyst nghe có vẻ khá mới mẻ ở thị trường việc làm tại Việt Nam. Để theo đuổi công việc BA, bạn không nhất thiết phải là người trong ngành IT. Tuy nhiên để trở thành một BA chuyên nghiệp và thành công thì lại là “bài toán” dành cho cả những người ở trong và ngoài ngành IT. Cùng Thiên Tú tìm hiểu Business Analyst là gì nhé.

BA Business Analyst là gì?

Tổng quan về Business Analyst

Business Analyst được viết tắt là BA, hay còn gọi là “chuyên viên phân tích nghiệp vụ“. Business Analyst là người đứng giữa, làm việc trực tiếp với khách hàng để kết nối với bên kinh doanh và đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp.

Business Analyst là gì?

Công việc phân tích của một BA đòi hỏi cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Họ cần biết cách thu nạp, phân tích và báo cáo xu hướng dữ liệu, chia sẻ thông tin đó với những người khác và áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp. Ngoài ra, các BA cũng không nhất thiết phải có hiểu biết quá nhiều về lĩnh vực IT. Họ đôi khi chỉ cần có hiểu biết chung về cách thức hệ thống, sản phẩm và công cụ vận hành. Quan trọng nhất là nắm được sản phẩm của doanh nghiệp để có thể phân tích cho khách hàng.

Phân loại BA

Hiện nay vị trí nhân viên phân tích được chia làm 3 chuyên môn chính như sau:

  1. Management analyst – Chuyên gia tư vấn quản lý. Là người chuyên đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả sản phẩm của doanh nghiệp. Họ sẽ đưa ra những chiến lược phù hợp. Mang lại lợi nhuận bằng việc tăng doanh thu và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
  2. Systems analyst – Chuyên gia phân tích hệ thống. Là người lên những thiết kế hệ thống kỹ thuật và giải quyết các vấn đề về công nghệ của doanh nghiệp. Và nhiệm vụ của họ là đào tạo nhân viên, chuyển giao công nghệ cho những người khác. Để có thể vận hành hệ thống trong doanh nghiệp. 
  3. Data analyst – Chuyên gia phân tích dữ liệu. Là người thu thập những thông tin và kết quả, sau đó trình bày các dữ liệu này ở dạng biểu đồ, sơ đồ, đồ thị hoặc bảng biểu và báo cáo lên cấp trên. Nhiệm vụ của họ là dự đoán xu hướng của sản phẩm trong tương lai và mô phỏng lại điều đó.

Nhiệm vụ của Business Analyst là gì?

Công việc của Business Analyst được chia ra làm 3 giai đoạn chính như sau:

  1. Giai đoạn 1: Làm việc với khách hàng, lắng nghe và hiểu mong muốn, yêu cầu của họ. Tóm lại là tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng một cách chi tiết.
  2. Giai đoạn 2: Chuyển giao thông tin cho nội bộ team, thảo luận về các yêu cầu của khách hàng.
  3. Giai đoạn 3: Quản lý sự thay đổi các yêu cầu của khách hàng. Cập nhật những yêu cầu chỉnh sửa từ khách hàng, gửi chúng cho những bộ phận liên quan để hiệu chỉnh.

Kỹ năng của một chuyên viên Business Analyst là gì?

Như đã đề cập ở phần trên, Business analyst là người phân tích hoạt động của một bộ phận hoặc đơn vị chức năng để phát triển một giải pháp hệ thống chung cho vấn đề. Bởi vậy, Thiên Tú đã tổng hợp một số kỹ năng cần thiết mà một business analyst nên sở hữu. 

Giao tiếp là kỹ năng hàng đầu mà BA cần có

Là người trực tiếp làm việc với khách hàng, đặc biệt là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. BA cần hết sức thận trọng trong giao tiếp. Vừa tránh những hiểu lầm không đáng có với khách hàng. Lại vừa thể hiện sự tôn trọng, tăng tính tuyết phục.

Khi tiếp cận với khách hàng, BA cần phải rõ ràng những chi tiết như yêu cầu dự án, thay đổi yêu cầu, thông tin dự án và kết quả test. Đây là một trong những yếu tố góp phần thành công của một dự án hay không.

Ngoài ra, mỗi BA nên trau dồi vốn ngoại ngữ của mình. Bởi đối tượng khách hàng ngày một đa dạng và hướng tới mục tiêu là những khách hàng quốc tế cho doanh nghiệp.

Am hiểu công nghệ

Mỗi BA nên trang bị riêng cho mình những kiến thức công nghệ cơ bản. Ngày nay, khi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngày một tăng, các sản phẩm kinh doanh công nghệ cũng sẽ nhanh chóng bắt kịp xu hướng đó.

Kiểm thử phần mềm và thiết kế hệ thống kinh doanh là những kỹ năng phân tích cần nắm vững. Bởi khi giao tiếp với khách hàng bạn cần sử dụng ngôn ngữ kinh doanh. Còn khi giao tiếp với team kỹ thuật thì hiển nhiên bạn phải sử dụng ngôn ngữ tech. 

Kỹ năng phân tích Business Analyst là gì?

Bản chất vốn có của BA chính là nhân viên phân tích. Bởi vậy kỹ năng phân tích vấn đề sẽ là vô cùng quan trọng đối với mỗi Business Analyst. Khi bản thân bạn thực sự nắm rõ vấn đề, bạn mới có thể phân tích điều đó đề khách hàng hiểu. Hơn nữa, BA đôi khi còn phải phân tích số liệu, tài liệu và những kết quả khảo sát với người sử dụng đầu tiên và quy trình làm việc, để có thể dễ dàng xử lý và khắc phục các vấn đề kinh doanh.

Kỹ năng phân tích là một lợi thế điển hình của một người BA giỏi và thành công. 

Biết đưa ra quyết định đúng lúc

Tầm nhìn của BA liên quan tới tương lai của doanh nghiệp và mục đích của khách hàng. Họ sẽ là người đưa ra những quyết định kịp thới, đúng lúc, đúng chỗ để xử lý vấn đề giữa khách hàng và doanh nghiệp. 

Bài viết trên, Thiên Tú đã cùng bạn khám phá về nghề Business Analyst. Bạn cảm thấy công việc của một BA có hấp dẫn không? Nếu được lựa chọn bạn có muốn trở thành một BA chuyên nghiệp không? Thiên Tú thấy rằng bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ có những ưu điểm và hạn chế. Chỉ cần bạn có đam mê, bạn sẽ nắm chắc được thành công!

Tham khảo thêm về Cash Flow là gì?

 

Post View: 4020
Related Posts
More Form ThienTu