BPO & HR Services

Coach Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Chuyên Gia Coach

Có thể nói rằng ngoài thể dục thể thao, bất kỳ công việc nào cũng cần những chuyên gia Coach . Tuy nhiên, dựa trên yêu cầu khác nhau ở mỗi lĩnh vực mà người làm nghề Coach có nghĩa vụ và trách nhiệm khác nhau. Bạn có từng tìm hiểu về Coach là gì không? Hãy cùng Thiên Tú khám phá về lĩnh vực mới mẻ này nhé.

coach là gì?

Khái quát chung Coach là gì?

Coach có thể hiểu là sự kèm cặphuấn luyện giữa một người chuyên gia với khách hàng. Trong đó, những người Coach sẽ chủ yếu làm nhiệm vụ tạo cảm hứng, tạo động lực tối đa cho khách hàng. Để họ có thể tiến tới những mục tiêu của riêng mình một cách hiệu quả hơn.

coach là gì?

Hiện nay, nghề Coach đang là xu thế mới ở Việt Nam. Mặc dù có sự khác nhau trong quá trình đào tạo giữa Huấn luyện viên cuộc sống, Huấn luyện Doanh nghiệp và những hình thức huấn luyện tương tự khác. Nhưng về cơ bản, huấn luyện đều có những nguyên tắc giống nhau. Trách nhiệm chính của những Huấn luyện viên này là tìm được phương pháp phù hợp với học viên. Giúp họ rèn luyện và phát triển bản thân một cách tốt nhất. Ở một mức độ cao hơn nữa, những học viên này có thể học hỏi được nhiều kỹ năng mới, đối mặt với những khó khăn trong công việc và vươn tới thành công.

Các loại hình huấn luyện

Lĩnh vực Coach rất phong phú và đa dạng, tuỳ vào mục đích của khách hàng sẽ có những huấn luyện viên chuyên biệt. Thiên Tú sẽ cùng bạn tìm hiểu một số loại hình huấn luyện sau:

  1. Huấn luyện cá nhân (Personal Coach) hay Huấn luyện cuộc sống (Life Coach)
  2. Carres Coach – hỗ trợ sự thăng tiến và lựa chọn một công việc thích hợp.
  3. Huấn luyện tinh thần, tâm linh (Spirit Coach). Người giúp truyền cảm hứng đến khách hàng, giúp khách hàng tự tin hơn trong mỗi quyết định.
  4. Huấn luyện cho cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái (Parent Coach). Ai cũng có thể làm cha mẹ, nhưng làm được những người cha, người mẹ tốt thì phải cần tập luyện.
  5. Huấn luyện phát triển kỹ năng nói trước công chúng (Public Speaking Coach). Trên thực tế, có rất nhiều những nhân vật tài năng nhưng bị hội chứng sợ đám đông. Những chuyên gia Coach sẽ giúp họ có thể tự tin diễn thuyết mà không còn lo lắng, sợ hãi bất cứ điều gì.
  6. Huấn luyện về phát triển các kỹ năng lãnh đạo và điều hành (Leadership Coach). Những chuyên gia Coach trong lĩnh vực này phải là những người có kinh nghiệm trong vai trò nhà lãnh đạo tài ba. 
  7. Huấn luyện trong bán hàng (Sale Coach). Kỹ năng bán hàng và thuyết phục là thực sự quan trọng, quyết định tới doanh số của các Sales.
  8. Huấn luyện chuyên dùng trong doanh nghiệp (Business Coach). Và huấn luyện dành riêng cho các giám đốc và các nhà lãnh đạo (Executive Coach)

Nhiệm vụ của một Coach là gì?

Mỗi huấn luyện viên sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn tới khách hàng của mình. Lộ trình mà các Coach đưa ra sẽ quyết định tới phân nửa thành công của khách hàng. Vậy họ cần phải làm những gì cho học viên của mình?

  1. Giúp khách hàng định hướng tới mục tiêu chính của họ trong công việc, cuộc sống.
  2. Cùng khách hàng đánh giá và nhận thức chính bản thân của họ. Giúp họ cởi mở hơn và chia sẻ những tâm tư âu lo của mình.
  3. Lên lộ trình đồng hành cùng khách hàng trong việc thực hiện mục tiêu cá nhân của họ.
  4. Nhận xét trung thực về những ưu điểm cũng như khuyết điểm mà khách hàng cần khắc phục.
  5. Tạo động lực, đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu của riêng mình.

Bí quyết để trở thành một chuyên gia Coach là gì?

Để trở thành một huấn luyện viên giỏi, mỗi Coach cần phải hội tụ tất cả những kỹ năng sau:

  1. Lắng nghe: Đôi khi kỹ năng lắng nghe còn quan trọng hơn là nói. Để khám phá và hiểu bản chất bên trong mỗi học viên, Coach phải biết cách lắng nghe. Lắng nghe để hiểu rõ về nhau, về những nỗi sợ, âu lo để giúp học viên vượt qua chúng.
  2. Giao tiếp: Huấn luyện là một quá trình hai chiều. Nếu lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng, thì khả năng giải thích và đưa phản hồi để xóa bỏ những rào cản, những định kiến, sự chủ quan và tiêu cực cũng có tầm quan trọng không kém. Chính cách thuyết phục của Coach sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào sự thành công của mục tiêu mình đề ra.
  3. Xây dựng mối quan hệ: hay nói cách khác là biết tạo niềm tin từ những người khác để có thể tạo những mối quan hệ tốt đẹp. Cốt lõi của vấn đề này là tạo dựng được lòng tin của khách hàng lên chính mình.
  4. Tạo động lực và truyền cảm hứng: Coach không phải là người có thể đem lại thành công nếu như khách hàng không cố gắng. Điều duy nhất mà Coach có thể làm là truyền động lực, thúc đẩy chính những khách hàng tiến về phía trước và nắm lấy thành công của họ.

Kết luận

Bạn có thể thấy đấy, để trở thành một chuyên gia Coach không hề dễ dàng. Họ vừa phải có tư duy sáng tạo linh hoạt nhưng cũng phải biết cách truyền động lực và kinh nghiệm của mình cho khách hàng. Mong rằng bài viết này Thiên Tú đã cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống!

 

Post View: 12132
Related Posts
More Form ThienTu