Virus là gì? Đặc tính và sự hình thành của virus ngày nay

Mọi người biết đến virus như một loại ký sinh trùng mang mầm bệnh, ít hoặc nhiều gây hại đến sức khoẻ của loài người. Vậy virus là gì và sinh ra từ đâu? Cơ chế nào giúp chúng hình thành trên cơ thể con người? Hãy dõi theo những thông tin mà chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé!

Virus là gì?

Virus là một loại ký sinh trùng có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn, trung bình khoảng từ 50 - 300nm; nên chỉ có thể quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử. Về cơ bản virus không có khả năng sinh sản bởi chúng là một đại phân tử Nucleoprotein mang vật chất di truyền. Ngoài ra, chúng không chứa ribosome để tổng hợp nên protein; Qua đó khi lây nhiễm chúng sẽ ký sinh tế bào của vật chủ, chèn vật liệu di chuyền, từ đó không ngừng nhân bản và phá vỡ tế bào để phát tán.

Virus là gì

Đặc tính của virus

Như đã đề cập ở phần trên, với đặc tính của virus, chúng chỉ có thể tồn tại khi kí sinh vào tế bào sống. Sử dụng nguồn acid amin, năng lượng, enzym,… của tế bào chủ để tổng hợp loại mới. 

Đây cũng là sinh vật duy nhất không thể tự sinh sản mà không có tế bào vật chủ. Khi đã xâm nhập và ký sinh trên tế bào sống của vật chủ; chúng có thể sinh sản và lây lan rất nhanh chóng sang các tế bào và vật chủ khác. Do đó, chúng sẽ chèn vật liệu di truyền vào vật chủ. Đồng thời chiếm lấy chức năng của vật chủ đó. Đây chính là cách thức mà chúng truyền bệnh, gây nguy hiểm cho con người.

So với vi khuẩn, virus có thể lây truyền từ mẹ sang con, từ người sang người qua tiếp xúc gần trực tiếp; hoặc tiếp xúc gián tiếp từ nguồn nước/thực phẩm ô nhiễm.

Phân loại virus dựa trên cơ sở nào?

Virus đầu tiên được con người phát hiện là vào năm 1892 do Ivanopxki. Tuy nhiên phải đến năm 1940, khi y học phát triển hơn; con người mới lần đầu tiên quan sát được hình thể của chúng qua kính hiển vi điện tử.

Theo những tài liệu nghiên cứu hiện nay, có rất nhiều các loại virus khác nhau. Hầu hết chúng có kích thước và hình dạng nhất định, không thay đổi trong suốt quá trình phát triển hay gây bệnh. Bởi vậy, dựa vào hình dạng và kích thước khác nhau, chúng có thể được phân loại như sau:

  • Dạng xoắn ốc: Virus khảm thuốc lá có hình dạng xoắn ốc.
  • Hình cầu: Hầu hết các loại virus động vật đều có hình dạng này.
  • Hình phong bì: Một số virus bao phủ bản thân với một phần được sửa chữa của màng tế bào, tạo ra một lớp vỏ lipid để bảo vệ.

phân loại virus

Sự hình thành của virus

Có thể nói rằng nơi nào có sự sống - nơi đó có virus. Việc truy vết nguồn gốc của chúng là "nhiệm vụ bất khả thi" với các nhà khoa học. Thế nên cho tới nay vẫn không có một kết luận chính xác nào về nguồn gốc hình thành của virus. Để phục vụ cho mục đich nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật phân tử để so sánh DNA hoặc RNA của chúng. Và đây cũng là phương tiện hữu ích để điều tra cách chúng phát sinh. Có 3 giả thuyết được đặt ra cạnh tranh nhau gồm:

Giả thuyết hồi quy hoặc giảm

Virus đã từng hình thành như những sinh vật độc lập, trở thành ký sinh trùng. Theo thời gian chúng loại bỏ gen không cần thiết, trở thành chuỗi Nucleoprotein đơn giản và phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào chúng lựa chọn.

Giả thuyết đầu tiên

Virus phát triển từ các phân tử phức tạp của acid nucleic và protein. Có thể trước hoặc cùng thời điểm tế bào bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất. 

Giả thuyết tiến bộ

Có thể virus là tiến hóa từ 1 phần của RNA hoặc DNA, thoát khỏi gen của các sinh vật lớn hơn. Và trở nên độc lập và thoải mái di chuyển giữa các tế bào.

Còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của virus song không thể phủ nhận, đây là nguồn gây bệnh vô cùng nguy hiểm của loài người. Tiêu biểu như đại dịch Ebola do virus Ebola gây ra năm 2014, Đại dịch cúm lợn năm 2009. Hay gần đây nhất là đại dịch Covid-19 do virus Corona gây ra.

Kết lại

Qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp qua bài viết trên, hẳn phần nào các bạn đã hiểu về virus cũng như sự nguy hiểm của chúng. Hiện nay vẫn chưa có bất cứ một biện pháp nào có thể ngăn ngừa sự lây lan của virus. Bởi vậy hãy học cách bảo vệ bản thân và môi trường của chúng ta khỏi loài vi sinh vật có hại này.

 

 

Post View: 2711
Related Posts
More Form ThienTu