Supervisor là gì? Những điều bạn có thể biết về supervisor

155.000 Kết quả được trả về từ google khi tìm kiếm từ khóa supervisor là gì? Thật không khó để bạn có thể nghe được thuật ngữ này. Đặc biệt là các bạn nhân viên làm trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn. Có thể nói supervisor là những cánh tay phải đắc lực của nhân viên quản lí cấp cao. Vậy các bạn có hiểu supervisor là gì? Thông qua bài viết này Thiên Tú sẽ gửi đến các bạn thông tin và ý nghĩa về công việc này nhé!

Supervisor là gì

Supervisor là gì?

Supervisor được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là người giám sát. Họ đảm nhận nhiệm vụ là thực hiện quản lý giám sát trực tiếp hoạt động làm việc của nhân viên và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi quyền hạn của mình. Họ mang vai trò hỗ trợ và là cánh tay đắc lực của các quản lý cấp cao.

Công việc của một supervisor là gì?

Tùy theo lĩnh vực của công ty của công ty mà nhiệm vụ của mỗi supervisor sẽ khác nhau. Công việc của một giám sát viên thường chia thành nhiều cấp: cấp vùng, cấp khu vực,... Và thực hiện chung các công việc cơ bản sau sau:

  • Giám sát quản lý các hàng hóa được cung cấp: ghi chép, báo cáo tài liệu
  • Giám sát các hoạt động của nhân viên cấp dưới và giao nhiệm vụ cho các nhân viên cấp dưới: phân chia công việc, thúc đẩy nhân viên làm việc
  • Đảm bảo được tiến độ hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch
  • Hỗ trợ và giải quyết về dịch vụ khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc
  • Giám sát các hoạt động của đối thủ kinh doanh
  • Đưa ra kế hoạch và phương án hành động để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty
  • Làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của quản lý cấp cao, giám đốc điều hành
  • Chịu trách nhiệm về kết quả và hoạt động giám sát của bản thân

Kỹ năng cần có của một supervisor

Kỹ năng lập kế hoạch

Supervisor đảm nhận vị trí của một giám sát viên. Công việc bao gồm việc quản lý nhân sự, điều hành các hoạt động của nhân viên, kiểm tra giám sát hàng hóa,... Vì vậy việc lập kế hoạch tốt sẽ giúp cho bạn có phương hướng đúng khi thực hiện công việc. Kiểm tra được tiền độ công việc và thúc đẩy nhân viên làm việc để đảm bảo kịp tiến độ công việc.

Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng rất quan trọng đối với một supervisor. Nhân viên sẽ làm theo dưới sự hướng dẫn của bạn. Vì vậy khi làm công việc này bạn cần phải có kỹ năng truyền đạt thông tin rõ ràng thu hút để nhân viên có thể tin tưởng, theo dõi và thực hiện theo.

Đặc biệt là các trường hợp khiếu nại, tranh chấp đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp lưu loát, linh hoạt. Khả năng giao tiếp có thể giúp người giám sát quản lý rủi ro, sự cố một cách hiểu quả và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty.

Kỹ năng quản lý thời gian

Supervisor sẽ chịu trách nhiệm chính về tiến độ công việc mà doanh nghiệp giao. Cần phải quản lý thời gian một cách hợp lý để đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ. Giám sát tiến độ làm việc của nhân viên và đôn thúc hiệu suất làm việc của họ. Việc chậm trễ deadline được giao không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả công ty. Vì vậy supervisor nên quản lí thời gian một cách chặt chẽ và có kế hoạch.

Làm việc minh bạch, công tư phân minh

  • Dám chịu trách nhiệm với việc làm của bản thân
  • Không làm việc tắc trách để lỗ hổng khiến nhân viên bắt lỗi
  • không thiên vị với bất kì nhân viên nào
  • Hòa đồng thân thiện nhưng phải rạch ròi giữa tình cảm cá nhân và công việc

Khi đọc qua bài viết này có thể các bạn đã hiểu được supervisor là gì? Và công việc mà họ đang đảm nhận là gì. Các bạn đang muốn từ nhân viên được trọng dụng để trở thành một người giám sát cần những yếu tố gì. Thiên Tú hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Khi các bạn có thêm kiến thức thì cũng tạo nên bước tiến để các bạn phát triển sự nghiệp của mình.

Nếu có vấn đề nào cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi. Thiên Tú rất sẵn lòng giải đáp những thắc mắc cho bạn. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn muốn biết thêm: Bạn đã biết về sales executive? Kỹ năng cần có của một sales executive

Post View: 3096
Related Posts
More Form ThienTu