BPO & HR Services

Dropshipping là gì? Ưu điểm và những hạn chế cần biết về Dropshipping

Bạn đã từng nghe về mô hình kinh doanh với số vốn 0 đồng? Không cần lưu kho hàng? Nghe có vẻ thiếu thực tế nhưng nó lại có thật và cưc kỳ phát triển là khác. Đó chính là hình thức bán hàng online theo phương pháp Dropshipping. Cùng chúng tôi tìm hiểu về Dropshipping là gì nhé!

1. Dropshipping là gì?

Dropshipping (hay Drop Ship) là một thuật ngữ tiếng Anh có thể hiểu là giao hàng "bỏ qua" khâu vận chuyển. Đây là một mô hình bán hàng nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Dropshipping là phương pháp mà bạn không cần phải mua trữ hàng giống kiểu đại lý. Kể cả việc vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng cũng là do đối tác thực hiện. Hầu như người bán hàng không phải xử lý hay động vào sản phẩm mà mình kinh doanh.

dropshipping là gì?

Chắc hẳn bạn đều biết đến công ty máy tính nổi tiếng Dell với phạm vi hoạt động trên toàn cầu thông qua Drop Ship. Các đại lý đăng ký làm Drop Ship cho Dell như một khâu trung gian môi giới giữa khách hàng và nhà cung cấp sản phẩm. Việc của họ là marketing online để tìm kiếm các khách hàng nhu cầu. Sau khi tư vấn và chốt đơn với khách, Drop Ship sẽ chuyển thông tin đơn hàng tới Dell. Việc vận chuyển hàng hoá Dell sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cuối cùng khi đơn hàng thành công, Dell sẽ trích hoa hồng cho các Dropshipping.

Về cơ bản cách vận hành và hoạt động của Dropshipping sẽ tương tự như ví dụ mà chúng tôi nêu trên. Tuy nhiên quá trình vận hành mô hình này sẽ có thể gặp khá nhiều vấn đề chứ không đơn giản chút nào. Để hiểu kỹ về Dropshipping, hãy cùng dõi theo những thông tin ngay sau đây của chúng tôi nhé

2. Lợi ích thiết thực và những mặt hạn chế của Dropshipping là gì?

Khi tìm hiểu về Drop Ship, để có thể tự xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả và thu về lợi nhuận. Bên cạnh tìm hiểu những lợi ích thì sẽ có những nhược điểm cần hết sức lưu ý như thế nào?

2.1 Ưu điểm của Dropshipping là gì?

Tại sao Drop Ship lại là mô hình kinh doanh online nổi tiếng trên toàn cầu? Phải chăng là do những lợi ích vượt trội mà loại hình này mang tới.

2.1.1 Vận hành đơn giản

Việc vận hành mô hình Drop Ship chỉ gói gọn trong 3 bước:

  • Tìm kiếm nhà cung cấp
  • xây dưng trang web
  • Bắt đầu công việc kinh doanh

2.1.2 Chi phí đầu tư thấp

Với số vốn khởi đầu bằng “0” và cũng không cần sở hữu bất cứ mặt hàng nào. Sử dụng những kiến thức bạn có trong kinh doanh như marketing online; tìm kiếm, mời chào và tư vấn khách hàng. Chỉ cần khách chốt đơn là bạn đã có lợi nhuận từ hoa hồng của nhà cung cấp sản phẩm.

2.1.3 Hạn chế rủi ro

Khi kinh doanh buôn bán, điều đáng lo ngại nhất là hàng hoá không bán được gây tồn đọng, lưu kho. Nhưng với Drop Ship bạn không cần lo lắng bất cứ điều gì về vấn đề này. Còn đối với trường hợp bạn muốn ngưng kinh doanh mặt hàng này chỉ cần liên hệ với nhà cung cấp. Hết sức đơn giản phải không nào!

2.1.4 Địa điểm kinh doanh linh hoạt

Không cần tổ chức, xây dựng địa điểm kinh doanh. Bạn có thể ở bất kỳ đâu mà bạn muốn chỉ với một thiết bị kết nối Internet. Đây là cầu nối giúp bạn liên hệ với khách hàng cũng như nhà cung cấp một cách dễ dàng. Đừng quá lo lắng tới những chi phí khi đầu tư vào mô hình kinh doanh này

2.1.5 Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh

Bạn có thể cùng lúc kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau nếu bạn có đủ năng lực. Chẳng phải lo thuê kho hàng, cũng chăng lo vốn đầu tư hay hàng hoá tồn đọng. Vậy tại sao bạn không đa dạng hoá các mặt hàng để thu về lợi nhuận khủng nhỉ?

3. Những mặt hạn chế cần lưu ý

Lợi nhuận thấp hơn só với các mô hình kinh doanh khác là điều đầu tiên khiến Drop Ship bị hạn chế. Ngoài ra còn có 1 số nhược điểm cơ bản sau:

3.1 Khó tìm được nhà phân phối sản phẩm uy tín

Để có nguồn hàng chất lượng cao giới thiệu cho khách hàng, bạn cần phải tìm được nhà cung cấp sản phẩm tốt. Trên thị trường kinh doanh có tới cả ngàn các doanh nghiệp; bạn sẽ phải khó khăn để lựa chọn thế nào? Ngoài ra, dòng hàng cần ổn định và giá cả phải hợp lý.

3.2 Chịu trách nhiệm với khách hàng

Khi có bất cứ vấn đề về sản phẩm, người khách hàng liên hệ là bạn chứ không phải nhà cung cấp sản phẩm. Sản phẩm bị sai màu, sai mã hàng, sản phẩm lỗi kỹ thuật,... bạn sẽ là người đứng ra giải quyết, thu thập ý kiến khách hàng và báo lại với bên cung cấp. Sẽ tốn khá nhiều thời gian mà đôi khi khó có thể giải quyết được vấn đề.

3.3 Mức độ cạnh tranh cao

Sự hấp dẫn và tính phổ biến của mô hình kinh doanh này có thể tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn. Do đó, bạn phải tốn chi phí đầu tư vào marketing và xây dựng thương hiệu để thu hút khách hàng.

Kết lại

Dropshipping không phải là một mô hình hoàn hảo để dễ dàng xây dựng một doanh nghiệp thành công. Hãy bắt tay vào tìm hiểu thật kỹ lưỡng các thông tin trước khi thiết lập bất cứ một mô hình kinh doanh nào nhé. Và trên đây là tất cả về Dropshipping là gì? Chúc các bạn thành công!

 

 

Post View: 3242
Related Posts
More Form ThienTu