Business Intelligence Là Gì? BI Quan Trọng Thế Nào Với Doanh Nghiệp?
Business Intelligence hay BI là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Trong những năm gần đây, những doanh nghiệp Việt đang có xu hướng áp dụng giải pháp và mô hình BI để tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Hãy cùng Thiên Tú tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống Business Intelligence trong doanh nghiệp như thế nào.
Những điều cần biết về BI
BI lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960 dưới dạng một hệ thống chia sẻ thông tin nội bộ. Vào những năm 1980, BI tiếp tục được nâng cấp kết hợp với mô hình máy tính để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhờ biến dữ liệu thành insight. Giải pháp BI hiện đại ưu tiên tính linh hoạt trong phân tích, quản lý dữ liệu trên các nền tảng đáng tin cậy, cấp quyền cho người dùng và nhanh chóng tìm ra insight.
Business Intelligence là gì?
BI là viết tắt của Business Intelligence là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh. Business Intelligence bao gồm các quy trình và phương pháp thu thập, lưu trữ cũng như phân tích dữ liệu từ các hoạt động hoặc chiến lược kinh doanh để tối ưu hóa hiệu suất.
Một vài quy trình trong Business Intelligence có thể được liệt kê như sau:
- Khai thác dữ liệu: Sử dụng các cơ sở dữ liệu, số liệu thống kê để tìm ra xu hướng chung của các tập dữ liệu lớn.
- Báo cáo: Ghi chép các số liệu cụ thể để lập báo cáo. Sau đó chuyển báo cáo tới những phòng ban liên quan để có những quyết định chính xác.
- Chỉ số hiệu suất và cách đánh giá: Dữ liệu về hiệu suất cần được xác định chính xác tại hai thời điểm quá khứ và hiện tại. Đó là tài liệu chính xác nhất để có thểđánh giá hiệu suất tăng hay giảm.
- Phân tích mô tả: Dựa trên những số kiệu về doanh nghiệp, đưa ra những phân tích sơ bộ vầ sự phát triển và định hướng.
- Truy vấn: BI giải đáp những thắc mắc dựa trên các tập dữ liệu
- Phân tích thống kê: Thống kê số liệu và đánh giá tổng quan mức độ tăng trưởng, thống kế và báo cáo.
Cách thức hoạt động của BI
Giải quyết thách những thách thức và mục tiêu nhất định là bài toán nan giải ở mỗi doanh nghiệp. Thu thập những thông tin cần thiết, phân tích và xác định phương pháp để đạt được mục tiêu là việc làm vô cùng thiết thực. Nó giúp đánh giá một cách chân thực nhất tình trạng hiện tại của doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp định hướng lại một cách tối ưu.
Cach thức mà Bi hoạt động trong doanh nghiệp là thu thập dữ liệu thô từ các hoạt động kinh doanh. Sau đó xử lý chúng và lưu trữ trong kho dữ liệu. Và lúc đó, doanh nghiệp chỉ cần truy cập dữ liệu và bắt đầu quá trình phân tích để giải quyết những thách thức trong hoạt động kinh doanh.
Tầm quan trọng của hệ thống Business Intelligence
Hệ thống BI có thể hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định sáng suốt bằng cách so sánh dữ liệu về hoạt động kinh doanh trong hiện tại và quá khứ. Nếu có sự tăng trưởng rõ rệt đồng nghĩa với doanh nghiệp đang đi đúng định hướng. Tuy nhiên, nếu dự liệu có sự thụt giảm và nhiều biến động đáng kể. Thì doanh nghiệp phải hiểu chỉnh lại cách thức hoạt động kinh doanh/sản xuất.
Không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp, BI còn có thể đánh giá về hiệu suất của những đối thủ cạnh tranh. Khi nắm bắt được những điểm yếu của họ, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đầu tư vào mảng đó để có thể tiếp cận những khách hàng của đối thủ. Đặc biệt là doanh nghiệp có thể bắt kịp những xu hướng mới nhất trên thị trường và tận dụng nó mọt cách triệt để mang về doanh thu.
Những lợi ích của hệ thống Business Intelligence dành cho doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp tăng năng suất: BI cung cấp thông tin và nhiệm vụ cụ thể trong công việc giúp nhân viên hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc. BI giúp thu thập và xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng. Giảm thời gian và chi phícho những hoạt động này.
- Cải thiện trải nghiệm làm việc của nhân viên: Nhân viên có thể cá nhân hóa phong cách làm việc và thông tin cá nhân.
- Kiểm soát hiệu suất tốt hơn: BI giúp xây dững những biểu đồ hiệu suất từ dữ liệu thực tế. Doanh nghiệp có thể nhìn nhận và thay đổi năng suất một cách thích hợp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định hiệu quả trong việc: Xác định vị trí và năng lực cạnh tranh, mục đích và chiến lược. Phân tích hành vi khách hàng, từ đó giữ chân họ tốt hơn.
Bài viết trên đây, Thiên Tú đã giúp bạn tìm hiểu về Business Intelligence và tầm quan trọng của hệ thống BI đối với doanh nghiệp. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống!
Website du lịch nào tốt? Web có nhiều lượt đánh giá địa điểm, khách sạn, nhà hàng và khu du lịch? Xem ngay danh sách 11 trang web du lịch này.