BPO & HR Services

Chân trọng hay Trân trọng | 93% mọi người đều dùng sai từ Trân Trọng!

Trân trọng hay chân trọng đây là một trong những câu khiến mọi người bối rối nhất. Bởi tiếng Việt đa âm sắc, chịu ảnh hưởng theo vùng miền. Thế nên khi phát âm sai dẫn tới viết sai chính tả và ngữ nghĩa.

Qua bài viết này Thiên Tú, mong rằng giúp bạn hiểu rõ Chân Trọng là gì? Trân trọng là gì? Từ nào mới đúng nghĩa.

Chân trọng hay Trân trọng

Chân trọng là gì?

Trong ngữ pháp tiếng Việt, từ chânmột từ đa công dụng, nó có thể là danh từ cũng có thể là một tính từ biểu thị tính chất của sự vật, sự việc.

Vd:

  • Chân trái, chân bàn
  • Tôi rất chân thành cảm ơn sự cống hiến của bạn

Ngoài ra, từ chân còn được sử dụng để thể hiện tính chân thực của sự việc, hoặc biểu đạt một lời nói mang tính thẳng thắng và chính trực.

Vd:

  • Tôi là một người chân thật và thẳng thắng
  • Bạn thật sự là một người chân chất
  • Chủ nghĩa các-Mác và Lenin là chân lý của cách mạng

Về từ trọng là tính từ, mang ý nghĩa khi nói về những điều cần và nhất thiết phải làm, hoặc mang ý nghĩa đặc biệt đối với một ai đó.

Vd:

  • Bạn rất quan trọng với tôi.
  • Khai báo y tế là một điều quan trọng phải làm lúc này
  • Bạn nên tôn trọng điều đó

Thế nhưng, khi ghép Chân và Trọng. Trong từ điển tiếng việt không có cụm từ này. Bởi nó không mang ý nghĩa gì cả.

Có thể bạn muốn xem thêm: Sắc sảo hay sắc xảo Từ nào mới đúng Tiếng Việt

Trân trọng là gì?

Trân tính từ biểu thị ý nghĩa cho sự quý giá, cao quý. Trong tiếng việt, từ trân thường được dùng cho những trường hợp đặt biệt để biểu thị thái độ thành kính với người đối diện, hoặc một cá thể thật sự đặc biệt.

Vậy nên trân trọng có ý nghĩa biểu thị thái độ thành kính của bạn với người đối diện.

VD:

  • Trân trọng cám ơn bạn đã giúp tôi hoàn thành điều này.
  • Những điều bạn cống hiến thật đáng trân trọng.
  • Trân trọng cảm ơn.
  • Lời chào trân trọng.
  • Trân trọng kính mời
  • Xin trân trọng cảm ơn
  • Trân trọng kính mời bạn có mặt tại buổi tiệc.

Trân trọng dùng trường hợp nào?

Như diễn giải ở phần trên, cụm từ sẽ được sử dụng khi và chỉ khi trong một ngữ cảnh cần sự kính trọng, tôn kính. Khi dùng từ trân trọng chỉ nên dùng cho các trường hợp gửi lời cảm ơn, tri ân hoặc những lời mời, lời chào,… tới cho người có vai vế lớn hơn hoặc khách hàng.

Ví dụ:

  • Trân trọng kính mời anh chị tới tham dự ngày vui của gia đình chúng tôi.
  • Trân trọng và cảm ơn

Như vậy, bạn đã có thể hiểu rõ khi nào nên dùng chân hay trân, trân trọng hay chân trọng. Hãy dùng những từ ngữ này một cách hợp lý sẽ nhận lại được nhiều điều tích cực.

Trân trọng hay chân trọng từ nào mới đúng!

Do sự khác biệt về âm và vầng của các vùng miền nên đôi khi bạn sẽ nhầm lẫn chứ trân trọng và chân trọng. Trân Trọng là từ đúng bởi nó biểu thị thái độ kính trọng, cung kính người khác.

 

Post View: 128311
Related Posts
More Form ThienTu