BOD Là Gì? Vai Trò Của Hội Đồng Quản Trị Như Thế Nào?

Khái niệm BOD thường được nhắc đến như cơ quan đứng đầu của một doanh nghiệp. Đó chính là nơi đưa ra những quyết định, giám sát những hoạt động của công ty. Tuy nhiên có rất nhiều người không hề biết tới khái niệm BOD là gì. Họ hoàn toàn không để ý tới vai trò và chức năng của BOD trong một doanh nghiệp. Vậy nên bài viết này Thiên Tú sẽ cung cấp một số thông tin sơ bộ về khái niệm này.

BOD là gì?

Khái quát BOD là gì?

BOD là tên viết tắt của Board of Directors, có nghĩa là Hội đồng quản trị. BOD gồm nhóm các cá nhân được bầu đại diện cho các cổ đông. Đây là một bộ phận quản lí, tổ chức các cuộc họp thường xuyên để thiết lập các chính sách quản lí doanh nghiệp và giám sát. 

Thành viên BOD

Cấu trúc và quyền hạn của hội đồng quản trị được xác định bởi qui định của tổ chức. Ví dụ như qui định về số lượng thành viên hội đồng quản trị, cách thức bầu ra hội đồng quản trị và tần suất hội đồng quản trị họp. 

Mặc dù không có số lượng thành viên cụ thể qui định cho một hội đồng quản trị. Nhưng số lượng thành viên hầu hết từ 3 đến 31 thành viên. Một số nhà phân tích cho rằng số lượng thành viên lí tưởng là 7.

Tầm quan trọng của BOD là gì?

Hội đồng quản trị là trung tâm của mọi hoạt động của doanh nghiệp. Họ phải đảm bảo mọi hoạt động quản lý cũng như những lợi ích tốt nhất cho các cổ đông. Bất cứ một thành viên nào trong hội đồng quản trị cũng phải đảm bảo được 2 yếu tố. Một là kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Và hai là thật sự am hiểu tất cả các vấn đề về pháp lý.

BOD còn được biết tới là trung tâm não bộ của mỗi doanh nghiệp. Tất cả mọi sự thay đổi hay phát triển của doanh nghiệp đều bắt nguồn từ BOD. Họ chính là những người quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường.

Vai trò của Hội đồng quản trị

Để đảm bảo sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị cần nắm rõ và thực hiện vai trò của mình thật tốt. Sau đây, Thiên Tú sẽ liệt kê những vai trò cần đảm nhiệm của một BOD:

  1. Giám sát và điều khiển doanh nghiệp: bao gồm tài chính kinh tế, hoạt động đối nội, đối ngoại,…
  2. Thiết lập hệ thống quản lý cho doanh nghiệp: doanh nghiệp phải có những nội quy, điều lệ rõ ràng trong quá trình hoạt động
  3. Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận quản lý: sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận là cần thiết. Để nắm bắt tình hình trong doanh nghiệp một cách nhanh chóng
  4. Định hướng mục tiêu phát triển chung cho doanh nghiệp: đặt ra tầm nhìn, sứ mệnh đi lên của cả một tập thể.
  5. Cần giám sát và theo dõi khâu tuyển dụng: một doanh nghiệp phát triển bền vững cần phải có những nhân viên có nghị lực, kiên trì và nắm vững chuyên ngành.

Ngoài những nhiệm vụ trên, hội đồng quản trị có trách nhiệm giúp một tập đoàn đặt ra các mục tiêu rộng lớn. Hỗ trợ các nhiệm vụ điều hành và đảm bảo công ty có các nguồn lực được quản lí tốt.

Bài viết trên đây Thiên Tú đã cùng bạn tìm hiểu những điều cần biết về BOD là gì. Trước khi vào làm việc cho bất cứ doanh nghiệp nào, các bạn nên có những thông tin về hội đồng quản trị, sứ mệnh tầm nhìn của họ có phù hợp với định hướng của bạn không. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống!

 

Post View: 4826
Related Posts
More Form ThienTu